1/ Muối
Với trẻ em, chức năng thận còn non nớt, vì vậy không nên cho muối vào thức ăn của bé trước khi con được 1 tuổi. Bé dưới 1 tuổi nên ăn nhạt để thận không phải “làm việc” quá tải. Nêm nhiều muối khi nấu bột, cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi bé lớn. Thói quen này dẫn đến khả năng bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai.
Ở tuổi ăn dặm dưới 01 tuổi, các thức ăn hợp với lứa tuổi này đã có chứa một lượng muối như bột ngũ cốc, hoa quả, nước hoa quả, thịt, thịt gia cầm, cá, trứng, rau. Do vậy, mẹ không cần phải cho muối vào thức ăn dặm của con nữa.
Lượng muối phù hợp với bé theo từng giai đoạn: Trẻ dưới 6 tháng cần ít hơn 1g muối/ngày (lượng muối này có trong sữa mẹ hoặc sữa bột). Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi, nhu cầu muối khoảng 1g. Trẻ trên 1 tuổi cần khoảng 2g. Lượng nước mắm dùng cho bé chỉ nên khoảng 1/3 thìa cà phê rồi tăng dần. Nên nêm nhạt vì vị giác của bé còn rất nhạy. Nêm vừa miệng người lớn là quá mặn đối với trẻ.
2/ Đường
Tốt nhất các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng các loại bánh ngọt, bích quy, kẹo, kem,… vì trong những loại thực phẩm này thường chứa nhiều chất ngọt gây sâu răng khi răng trẻ vừa mới nhú mọc.
Ngoài ra, cho trẻ ăn đường sẽ gây cho trẻ cảm giác ngang dạ, chán ăn, không thèm ăn khi vào bữa chính. Vì đường là thực phẩm chứa nhiều năng lượng, nếu bé ăn thực phẩm nhiều đường bé sẽ mau no, thậm chí còn to béo vì được tích luỹ nhiều năng lượng thừa. Nhưng thực chất, đường không hề chứa bất cứ vi chất nào cần thiết cho sự phát triển của bé (vitamin, khoáng chất...).
Do đó, nếu cho bé ăn đường sớm trước 12 tháng tuổi sẽ gây nguy cơ bé chán ăn, bỏ bú; nguy cơ béo phì hoặc suy dinh dưỡng thể bụ (béo nhưng lại suy dinh dưỡng). Bên cạnh đó, về lâu dài khi đã quen với vị ngọt từ sớm, bé sẽ dễ nghiện đồ ngọt khi lớn, tăng nguy cơ béo phì, tim mạch và bệnh gan.
Chúc bé khoẻ mẹ vui ^^
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét