Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Dùng váng sữa trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ có thật sự tốt?

Trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm, nhiều mẹ rất thích bổ sung váng sữa cho con vì cho rằng đây là thực phẩm bổ dưỡng và rất tốt cho sự phát triển của bé. Nhưng liệu điều này có đúng, hãy cùng BSnhi tìm hiểu về hàm lượng dinh dưỡng của váng sữa và cho con dùng váng sữa như thế nào là phù hợp nhé.
chế độ dinh dưỡng cho trẻ với váng sữa


Có nên bổ sung váng sữa vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ

1/  Hàm lượng dinh dưỡng trong váng sữa:

- Váng sữa là một chế phẩm từ sữa. Được sản xuất bằng cách tách phần váng phía trên của sữa bằng công nghệ ly tâm. Ngoài ra, cũng có một số loại váng sữa được sản xuất từ dầu thực vật, và sau đó được bổ sung đạm sữa bò và đường lactose.

- Hiện nay trên thị trường, váng sữa được nhà sản xuất chế biến với đa dạng mùi vị và màu sắc khiến bé cảm thấy ngon miệng và rất thích ăn. Nhưng thực chất, váng sữa chưa hẳn là một thực phẩm “tốt toàn diện” trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Vì thành phần chính của váng sữa là chất béo (cao hơn nhiều so với sữa chua và phô mai), đạm, đường, còn vitamin và khoáng chất chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Nếu cho bé ăn váng sữa nhiều, con sẽ tích luỹ năng lượng từ chất béo là chủ yếu trong khi lượng vitamin và khoáng chất lại ít nên dễ khiến bé khó tiêu, đầy hơi và gây nguy cơ béo phì hoặc suy dinh dưỡng thể bụ




- Tốt nhất khi chọn mua váng sữa, mẹ nên đọc kỹ thành phần chất béo, và lựa cọn chọn mua những loại sản phẩm có lượng chất béo vừa phải, và có bổ sung lượng vitamin, khoáng chất đa dạng.

2/ Dùng váng sữa đúng cách:

- Mẹ chỉ nên xem váng sữa là một thực phẩm bổ sung cho chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi cho con ăn dặm. Váng sữa cũng không có chức năng thay thế sữa tươi, phô mai hay là sữa chua.

- Tùy theo giai đoạn phát triển và cơ địa, mà mẹ có thể điều chỉnh khối lượng váng sữa trong ngày của bé, và phải trên 6 tháng tuổi mẹ mới nên bổ sung váng sữa vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Thông thường, bé từ 6-12 tháng tuổi thì có thể ăn từ ½ -1 hộp/ ngày, và bé trên 1 tuổi thì có thể ăn từ 1-2 hộp/ ngày.




- Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh thì váng sữa thích hợp làm bữa ăn phụ cho các bé mới ốm dậy và cần nhiều năng lượng để hoạt động. Các bé trên 1 tuổi và bị suy dinh dưỡng, thì mẹ cũng có thể bổ sung thêm váng sữa cho bé, nhưng không nên vượt quá số lượng 2 hộp/ ngày vì lượng chất béo quá nhiều có thể khiến bé bị đầy hơi và khó tiêu.

Đặc biệt đối với các bé có dấu hiệu béo phì, bé bị tiêu chảy hoặc bé bị dị ứng với đạm sữa bò, thì tuyệt đối không cho con dùng váng sữa mẹ nhé.

Chúc bé khỏe mẹ vui^^


Theo Eva

Mách mẹ một số cách kết hợp thực phẩm tốt cho sức khỏe bé

Nếu tập ăn dặm, có thể cho bé thử khoai lang với nước ép táo; khoảng 8 tháng tuổi, có thể cho bé ăn thịt gà (thịt bò) kèm carrot.

Giai đoạn mới ăn dặm đến 8 tháng tuổi

1. Bí đỏ, chuối chín và nước ép táo

Dầm nhuyễn bí đỏ đã được hấp (luộc) chín với một phần chuối chín. Thêm vào hỗn hợp nước táo ép.

2. Bí đỏ và chuối chín

Bí đỏ hấp chín rồi trộn chung với chuối chín.

3. Nước xốt táo và nước xốt lê

Trộn táo và lê (được hấp chín và xay nhuyễn) với nhau.

4. Chuối chín và quả bơ

Chuối chín và quả bơ là món ngon cho bé. Có thể thêm hỗn hợp quả này vào bột ăn dặm: Trộn bột với nước ấm; sau đó, cho hỗn hợp quả vào bột rồi trộn đều lên.




5. Bí đỏ và bột ăn dặm

Trộn lẫn bí đỏ (hấp chín, dầm nhuyễn) với bột yến mạch hoặc bột gạo ăn dặm.

6. Táo và bột ăn dặm

Trộn lẫn một phần nước xốt táo với bột yến mạch hoặc bột gạo ăn dặm.

7. Khoai lang và nước táo ép

Thêm chút nước táo ép vào hỗn hợp khoai lang được hấp chín, dầm nhuyễn sẽ khiến khoai có vị ngọt, thơm hơn.

Giai đoạn 8-10 tháng tuổi

1. Đậu Hà Lan, carrot và bột ăn dặm

Có thể thêm vào hỗn hợp trên một chút nước táo ép và sữa chua sau khi đã múc bột ra bát.


2. Đậu que và khoai tây

Trộn lẫn đậu que với khoai tây thành hỗn hợp mịn. Có thể thêm nước ép táo hoặc nước ép lê khiến bé ngon miệng.

3. Khoai lang và bột ăn dặm

Thêm khoai lang vào bát bột ăn dặm cho bé; sau đó, múc bột ra bát rồi thêm sữa chua.

4. Các món kết hợp với đậu phụ

- Đậu phụ trộn lẫn với nước táo ép.

- Trộn lẫn đậu phụ với quả bơ và quả lê.

- Trộn đậu phụ với chuối chín.

5. Các món với thịt gà (thịt bò)

- Thịt gà (thịt bò) trộn cùng carrot (có thể thêm nước ép táo)

- Thịt gà (thịt bò) trộn chung với bí đỏ hoặc khoai lang.

Một số cách kết hợp khác:

-  Dâu tây và bánh mỳ nướng

Vitamin C có trong dâu tây làm biến đổi chất sắt có trong bánh mỳ nướng thành một dạng mà cơ thể dễ hấp thu.

- Cháo (bột) yến mạch (oatmeal) và sữa công thức

Magiê có trong bột yến mạch tăng khả năng hấp thụ canxi có trong sữa.

- Dầu olive và rau xanh

Những loại rau như súp lơ xanh, cải bó xôi (rau chân vịt), quả bí đao; thậm chí cả ớt xanh, những loại rau có lá màu xanh đậm đều có thể kết hợp với dầu olive. Chất béo “khỏe mạnh” trong dầu olive giúp cơ thể hấp thu tốt chất chống oxy hóa có trong rau xanh.

- Thịt gà và carrot

Súp thịt gà, carrot là món ăn thích hợp cho bé khi ốm. Chất kẽm có trong thịt gà giúp cơ thể chuyển hóa tốt vitamin A có trong carrot.




Theo Afamily

Những loại hoa quả cực tốt cho bà bầu trong mùa hè

Bí ngô, xoài, đu đủ chín, thậm chí quả sung... là một trong những loại quả bà bầu chớ bỏ qua trong mùa hè nhé!

Nhiều mẹ bầu thường kêu ca mùa hè đã nóng lại chỉ có toàn hoa quả nóng và băn khoăn không biết nên ăn gì. Tuy nhiên theo nguyên tắc ăn uống khi mang thai thì nên ăn đa dạng và phong phú các loại thực phẩm và tránh ăn thứ gì quá nhiều, vì vậy mẹ bầu không nên quá lo lắng về những hoa quả nóng nhé.

8 loại quả sau đây không chỉ tốt cho sức khỏe của mẹ bầu mà còn rất tốt cho sức khỏe thai nhi.

1. Cam

Không chỉ giàu vitamin C - tăng sức đề kháng cho mẹ bầu, nước cam còn dồi dào axit folic và kali – chất phòng chống dị tật bẩm sinh cho thai nhi và giúp sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh. Đặc biệt những mẹ bầu bị chứng cao huyết áp thì nước cam tươi là lựa chọn số một.

Tuy nhiên bà bầu nào bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều cam.


Bà bầu nên sử dụng cam tươi, vắt lấy nước uống và không cần pha thêm đường. Mỗi ngày bạn có thể uống một cốc nước cam nhỏ hoặc uống cách một ngày nếu cảm thấy chán.

Bà bầu nên tránh uống các loại nước cam đóng hộp vì chúng được pha chế thêm đường hóa học. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển, bảo quản, một số hộp nước hoa quả có thể bị nhiễm khuẩn khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy… nếu sử dụng sẽ không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.

2. Quả sung

Thật ngạc nhiên là quả sung chứa rất nhiều chất xơ, tương tự bất kỳ một loại rau xanh hay quả tươi nào nên rất tốt cho những bà bầu bị táo bón trong thai kỳ.

Hàm lượng kali trong quả sung cao hơn quả chuối vì vậy giúp kiểm soát huyết áp. Do đó, nó ngăn chặn tăng huyết áp liên quan tới tiền sản giật - một dấu hiệu rất nguy hiểm khi mang thai.




Ngoài ra, chất kiềm trong sung giúp kiềm chế cảm giác thèm ăn trong thời kỳ mang thai. Điều này giúp mẹ có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế thừa cân, béo phì.

Sung cũng giàu vitamin B6, vitamin từ lâu đã được chứng minh là mang lại lợi ích trong việc giảm táo bón. Nó cũng chứa một lượng đáng kể omega 3, cần thiết cho sự phát triển thai nhi, cũng như giảm nguy cơ sinh non.

3. Bí đỏ

Bí đỏ là một trong số nhiều thực phẩm hữu ích cho người mang thai. Bí đỏ được coi là "siêu thức ăn" cho mắt và tim vì nó là nguồn dồi dào vitamin A, E, C và B6.

Bí đỏ dồi dào chất xơ, giúp bà bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều thai phụ phải đối mặt.

Ngoài ra bí đỏ có tính chất chống oxy hóa tuyệt vời, có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kỳ bằng cách tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu.

Không những thế bí ngô còn được chứng minh chứa chất chống stress, giúp bà bầu có tinh thần phấn chấn.

5. Đu đủ chín

Đu đủ chín rất tốt cho hệ tiêu hóa và sắc đẹp của mẹ bầu vì chứa nhiều chất chống oxy hóa. Ngoài vitamin A, C, đu đủ chín còn cung cấp nhiều folate (nguyên liệu chính phòng ngừa dị tật bào thai) và lưu trữ một loại enzyme giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

Đu đủ chín tuy dồi dào chất dinh dưỡng có lợi, tốt cho sức khỏe của mẹ bầu nhưng lại là một loại thực phẩm chứa rất ít hàm lượng calo nên khi mẹ bầu ăn vào vẫn bổ sung được các vitamin và khoáng chất cần thiết nhưng lại không gây tăng cân nhanh, béo phì. Trong 100g đu đủ chín chỉ chứa khoảng 32 kcal thôi nên mẹ bầu nào đang sợ lên cân nhanh thì hãy lựa chọn đu đủ chín cho thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của mình.



Đu đủ chín có chứa rất nhiều vitamin C, không chỉ giúp mẹ bầu có đôi mắt khỏe mạnh, thúc đẩy hệ miễn dịch tốt mà còn giúp chống lại tình trạng viêm và đau khớp rất khó chịu hay xảy ra ở bà bầu.

Mùa hè mẹ bầu có thể làm sinh tố đu đủ ăn vừa mát lại vừa bổ dưỡng mà không bị chán.

6. Xoài

Ăn xoài là cách giúp bà bầu có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Một cốc nhỏ xoài vàng óng ánh có hơn 100kalo. Hầu hết năng lượng của xoài là do hàm lượng đường tự nhiên cao. Ngoài vị ngọt dịu của xoài chín, bạn sẽ nhận được 3g chất xơ, vitamin A và vitamin C trong mỗi phần xoài.

7. Nước dừa

Các bác sĩ sản khoa khuyên bà bầu có thể uống một cốc nhỏ nước dừa trong ngày (hoặc 2-3 lần/tuần). Nước dừa nhiều chất dinh dưỡng, giúp cân bằng lượng điện phân trong máu.

Một lợi ích khác của nước dừa với bà bầu là giúp ngừa và điều trị chứng ợ nóng. Nước dừa hiệu quả trong việc làm sạch sâu trong đường ruột và hệ tiêu hóa. Điều này giúp hạn chế ợ nóng và táo bón trong thai kỳ.

Nhiều thai phụ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu. Nước dừa có thể giúp tăng lượng nước tiểu, xả độc tố ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.

8. Dưa hấu

Loại quả không khó mua, giá rẻ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Nếu ăn thường xuyên, dưa hấu có thể giúp tăng bài tiết, từ đó đào thải lượng nước thừa trong cơ thể từ đó tiêu trừ sưng phù chân cho bà bầu.

Trong thời gian đầu của thai kỳ, dưa hấu có thể giúp các bà bầu giảm bớt mệt mỏi, loại bỏ cảm giác nôn nao, ốm nghén. Trong những ngày cuối thai kỳ, bà bầu thường mệt mỏi với chứng phù nề và huyết áp tăng cao hơn bình thường.. Dưa hấu giúp lợi tiểu, giảm phù nề; giảm huyết áp, giúp bà bầu lấy lại trạng thái cân bằng trong cơ thể.

Tuy nhiên, các bác sĩ dinh dưỡng cho rằng, bà bầu có thể ăn dưa hấu, đặc biệt trong những ngày hè oi bức, nhưng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh vì dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy.

Theo Afamily.vn

Những sai lầm tuyệt đối không mắc phải khi nuôi dạy con

Rất nhiều bậc cha mẹ khi dạy dỗ con cái thường nhất nhất cho mình là đúng, vì vậy họ không đạt được mục đích giáo dục, ngược lại dẫn đến trẻ có phản ứng tiêu cực.

Do đó để nuôi dạy con thực sự hiệu quả, cha mẹ hãy tránh những sai lầm dưới đây:

Không bao giờ động viên con

Bạn thường xuyên nói với con của bạn rằng “dù con có làm thế nào thì con vẫn thất bại” mà không cần biết lý do tại sao con làm sai. Đó là một sai lầm trầm trọng của bạn. Bởi vì khi bạn chế nhạo việc làm của con, trẻ sẽ trở nên tự ti và không dám tin vào khả năng của bản thân mình. Điều này sẽ tác động rất xấu và ảnh hưởng đến đạo đức cũng như nhân cách của con trẻ. Khi bạn phê phán hành động của con, trẻ sẽ tìm cách che đậy những việc làm về sau của mình và không cần phải thăm dò ý kiến của cha mẹ đó là việc làm đúng hay sai. Và những vấn đề rắc rối sẽ dần hình thành theo năm tháng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ về mọi mặt.



Chỉ trích con cái

Sẽ có những lúc bạn cảm thấy rằng con của bạn thật cứng đầu và khó bảo, chúng thường làm những điều sai trái hoặc vượt qua giới hạn mà bạn đã thiết lập quá nhiều lần. Tuy vậy, bạn cũng đừng bao giờ chỉ trích con của mình bởi những điều này sẽ để lại ấn tượng xấu lâu dài trong tâm trí và gây tổn thương cho trẻ. Đôi khi những lời chỉ trích nặng nề của cha mẹ có thể khiến trẻ lo lắng và sinh ra trầm cảm. Do vậy cha mẹ hãy tìm một cách thích hợp hơn để giải quyết tình hình và nói cho con biết nên làm thế nào thì tốt hơn.


Ngăn cấm thái quá

Con của bạn có những vấn đề mà bạn cảm thấy cần phải chỉnh đốn hoặc con bạn làm điều gì đó không đúng với độ tuổi của con... Bạn thường dùng cách áp đặt và ngăn cấm con không được làm việc này, không được làm việc kia... Nếu bạn muốn nuôi dạy con tốt và để con tự nhận thức được mức độ hành động cũng như việc làm của mình thì đừng để con bạn biết rằng bất cứ điều gì vượt quá vòng kiểm soát của bạn đều bị bạn ngăn cấm. Bởi vì khi bạn càng tỏ thái độ ngăn cấm con bạn sẽ phản ứng lại bằng cách “mình có thể làm điều đó" ngay cả khi con bạn thất bại. Bạn nên biết rằng cùng với thời gian, con bạn sẽ dần trưởng thành và có thể đi được trên đôi chân của chúng đồng thời con bạn cũng cần những trải nghiệm để có được những bài học quan trọng nhất trong cuộc sống - không có gì là không thể. Vì thế bạn hãy bên cạnh con mình chia sẻ với con một số công việc, cho con không gian và cần thiết có thể để con chịu đựng một hoặc hai thất bại để trẻ có thói quen không được nản lòng. Đặt quá nhiều kỳ vọng và gây áp lực cho con

Hãy nhớ rằng, con của bạn là một cá nhân và có tính cách khác so với bạn. Do đó hãy để con của bạn phát triển, trưởng thành và thành công trong cuộc sống của con theo cách mà con bạn muốn. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn cho con làm bất cứ điều gì con muốn. Thực tế là tốt nếu bạn mong đợi con em mình được học ở một trường tốt. Tuy nhiên nó là không thực tế nếu bạn mong đợi con mình phải giỏi gang vượt khỏi khả năng của chúng. Bạn có thể mong con sau này trưởng thành có một công việc tốt... nhưng bạn không nên can thiệp và tạo áp lực bắt con thực hiện bằng được kỳ vọng của bạn. Bởi nó sẽ khiến con bạn gặp khó khăn và không cân bằng được cuộc sống.



Nói một đằng, làm một nẻo

Đôi khi vì lí do này, lí do khác mà cha mẹ thường không nhất quan trong lời nói và việc làm. Từ đó sẽ khiến cho con trẻ học theo và định hình tính cách xấu. Lời khuyên cho cha mẹ là hãy duy trì tính nhất quán giữa việc nói và làm từ đó sẽ tạo thái độ tích cực đói với cuộc sống của con và chắc chắn con bạn sẽ áp dụng trong cuộc sống trưởng thành.

Mất niềm tin vào con cái

Khi cha mẹ mất niềm tin vào con cái của mình cha mẹ sẽ khiến trẻ mất phương hướng và không cảm nhận được giá trị của bản thân. Trẻ sẽ mất tự tin và đi theo lối sống theo bản năng! Do đó sự tin tưởng của cha mẹ có tác động rất lớn và vô cùng hữu ích, sẽ giúp con quyết đoán trong hành vi sống. Con bạn sẽ có đủ tự tin để bày tỏ ý kiến của mình và hơn hết chúng sẽ tin tưởng vào những gì được nghe từ bạn.


Theo Afamily

Cách giúp mẹ bầu giảm thiểu bức xạ của điện thoại

Chiếc điện thoại di động đã trở thành công cụ truyền tin không thể thiếu trong sinh hoạt của con người. Đối với thai phụ, công cụ hữu ích này có nguy hại gì không?

Tuy trên thực tế việc mẹ bầu sử dụng điện thoại cũng chưa có trường hợp nào bị nguy hại ở mức cao, nhưng việc giảm thiểu bức xạ của điện thoại là điều mẹ bầu nên biết.




Dưới đây là một số mẹ giúp mẹ bầu giảm thiểu bức xạ của điện thoại:

1. Không nên chơi game trên điện thoại

Khi mang thai, thời gian rảnh rỗi khá nhiều và điều đó là lý do các thai phụ thích dùng điện thoại chơi game hay tán gẫu để giết thời gian. Vì vậy, các bà mẹ hãy giảm thiểu tối đa thời gian dùng điện thoại chơi game trên điện thoại. Mỗi lần sử dụng không được quá 30 phút, và cứ cách 10 phút phải có thời gian nghỉ ngơi.

2. Để điện thoại cách xa đầu 

Khi vừa ấn nút tiếp nhận tín hiệu điện thoại, bức xạ sinh ra lúc này cao gấp 20 lần so với cả quá trình nhận tín hiệu. Vì vậy, trong khoảng thời gian ngắn ngủi tiếp nhận tín hiệu, tốt nhất là hãy cầm điện thoại cách xa não bộ khoảng 15cm, như thế có thể giảm được 80-90% lượng bức xạ.



3. Tránh đeo điện thoại trước ngực

Đeo điện thoại trước ngực sẽ ảnh hưởng nhất định đến tim và hệ thống nội tiết. Khi đeo điện thoại trước ngực, lúc nhận, gửi tin nhắn hay nhận và gọi đi, bức xạ điện thoại càng gần sát cơ thể hơn, cho nên ảnh hưởng của nó cũng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, cho dù không sử dụng nhưng xung quanh điện thoại cũng tồn tại bức xạ của sóng điện từ, tuy nguy hại không lớn bằng lúc sử dụng nhưng thời gian để gần sát cơ thể lâu dài cũng không tốt cho mẹ bầu.

4. Cách xa đồ sạc pin

Rất nhiều thai phụ dễ lơ là với dụng cụ sạc pin điện thoại. Lúc sạc pin, sóng điện từ xung quanh điện thoại phát ra rất mạnh, có thể giết chết tế bào miễn dịch trong cơ thể người. Vì vậy, thai phụ phải cách xa chỗ cắm sạc pin, không đặt trên giường bên cạnh chỗ nằm, và càng không dùng điện thoại khi đang sạc pin.

5. Nên trồng cây hấp thụ bức xạ

Mặc dù khuyên thai phụ tốt nhất là nên tránh dùng điện thoại di động. Tuy nhiên, thường thì các thai phụ trong cuộc sống hiện đại bây giờ luôn có nhu cầu liên lạc cần thiết cho công việc nên bắt buộc phải dùng điện thoại ngay cả thời kỳ đầu mang thai. Trong trường hợp này, ngoài những điều cần chú ý phía trên, mẹo nhỏ dành cho bạn là ở những nơi như cơ quan hay ở nhà thì có thể đặt những chậu thực vật hấp thu bức xạ, ví dụ như xương rồng chẳng hạn.



6. Ăn những thực phẩm có lợi

Ngoài ra, còn có thể bổ sung thực phẩm để giảm nguy hại của bức xạ điện từ đối với thai phụ và thai nhi. Ví dụ như ăn các thức ăn chứa vitamin A, C và protein như củ cải đỏ, cà chua, thịt nạc, gan động vật v.v... để làm tăng khả năng đối kháng của cơ thể với bức xạ điện từ.



Theo Afamily

Kinh nghiệm hay giúp bé không bị ngán bột, chán cháo

Làm thế nào để việc ăn uống là niềm vui của bé? Làm thế nào để bé háo hức đón nhận bữa ăn mỗi ngày? Những kinh nghiệm được chia sẻ trên diễn đàn Webtretho của các bà mẹ sẽ phần nào mang đến cho bạn một vài sáng kiến mới để cải thiện bữa ăn cho con.

Mẹ đổi cách nấu, con đổi cách ăn

Lâu nay, nếu mẹ chỉ nấu món cháo theo cách thông thường, cháo trắng hòa lẫn rau củ thịt thành một chén hỗn hợp thì nay hãy thử làm theo cách mới xem. Mẹ có thể nấu thịt, rau riêng và cháo riêng, không trộn lẫn làm cho bé mau ngán. Bé vừa được món lạ miệng vừa ăn với nhiều khẩu vị khác biệt nhau.

Cũng có thể cho bé ăn những miếng to, cứng hơn. Luộc hay chiên nguyên miếng rồi mang ra bày con tự xé, bốc ăn, hẳn là bé sẽ rất thích thú. Bàn tay con trẻ còn vụng về nên thường làm rơi, đổ, nhưng mẹ đừng vì thế mà ngại khi nhìn con dơ bẩn. Hãy kiên nhẫn tập cho bé, đó cũng chính là cách để dạy trẻ tính tự lập. Mẹ lại lo lắng là con sẽ nuốt chứ không nhai, nhưng nếu bạn thử một vài lần, sự háo hức với món mới cộng với bản năng sẽ giúp bé tự nhiên có phản xạ nhai. Các nghiên cứu đã cho thấy cơ chế nhai của trẻ đã hình thành từ khi bé 6 tháng tuổi. Đây cũng chính là chia sẻ của ID Magnet từ những kinh nghiệm mà chị áp dụng thành công cho con mình.

Tô, thìa, muỗng con thích nhất

Cách này thì các bà mẹ chắc đều đã “kinh” qua, nhưng quả thật là bé không chỉ thích những cái tô, muỗng xinh đẹp được bày bán trong cửa hàng, bé cũng không phân biệt đâu là hàng “xịn”, hàng ngoại đâu là hàng nội. Bé sẽ thích tất cả, miễn đó là cái mới, lạ và trong nhãn quan của bé, nó “đẹp”. Cho nên bạn có thể tạo sự thú vị của con bằng những chiếc chén trong bộ đồ chơi của bé, trong chiếc nồi to đùng của mẹ. Có thể thay cái muỗng nhỏ xíu của con bằng cái muôi, vá mà mẹ hay dùng nấu canh… miễn là những thứ đó tạo cho bé niềm vui.



Thử thoải mái với những món mới

ID Phạm Hải Anh chia sẻ, có thể thử cho con các món như bún, phở, bánh đa, mì nui, xôi nếp nát, bánh cuốn tự làm bằng bột gạo…. miễn là em bé thích và những món ấy phù hợp với độ tuổi của bé.

Hãy làm phong phú bữa ăn cho bé bằng các món mới lạ hơn

Thật vậy, không nhất thiết phải cho bé ăn thịt bò, cua biển con to, tôm sú thì mới bổ dưỡng mà hầu hết các loại thực phẩm người lớn ăn được thì bé cũng có thể hấp thu tốt. Trong mỗi loại thực phẩm đều có chứa dưỡng chất tốt, vì thế mẹ chỉ cần chọn loại phù hợp với độ tuổi của con là có thể yên tâm để tạo cho bé những món đa dạng phong phú. Nếu không có những dấu hiệu của dị ứng thức ăn thì khoảng trên 1 tuổi là bé đã có thể dùng hầu hết các loại thực phẩm.

Hơn nữa, nếu bé nhà bạn đã rành rẽ món cháo và “có ý” thử món cơm của ba mẹ thì bạn có thể chuyển món cho con được rồi. Không phải quá lo lắng là bao tử bé không chấp nhận được, vì theo kinh nghiệm của ID mẹ Ổi khi cho con ăn dặm theo kiểu Nhật nổi tiếng thì một trong những nguyên nhân làm trẻ biếng ăn là do cho thời gian duy trì các giai đoạn ăn dặm của bé quá lâu. Trong những bài viết kể về kinh nghiệm cho con mình ăn dặm và thực tế từ những đứa trẻ Nhật mà chị đã nhìn thấy, hầu hết đều có thể ăn các món thô, cứng từ rất sớm.



Không ép bé ăn khi bé không thích

ID meyeulim với quan điểm cho con ăn theo sở thích và đa dạng hóa thức ăn cho con đã chia sẻ: “Khi bé đã chán cháo rồi, cương quyết đình công với cháo thì đương nhiên mẹ phải chuyển món cho bé thôi, đừng ép các bé ăn thứ mà bé không muốn,” và “đa dạng hóa thức ăn và món ăn cho bé sẽ là phương thức tốt nhất để giúp bé ăn ngon miệng và nhiều.”

Đừng ép khi con đã từ chối ăn thêm

Rất nhiều người mẹ vì nóng lòng với cân nặng và tăng trưởng của con nên đã vô tình mắc phải sai lầm rất nghiêm trọng là ép con ăn thật nhiều, dù con đã khóc lóc từ chối. Điều này thực sự chỉ làm cho sự biếng ăn của bé trở nên trầm trọng mà thôi, bởi mẹ đã vô tình gây ra tâm lý sợ ăn cho bé. ID Mẹ Cún Phính tâm sự: “Đã trải qua thời kỳ khủng khiếp với từng bữa ăn của con nên mình rất hiểu tâm trạng các mẹ có con lười ăn. Bé nhà mình từng mất 2 tiếng/bữa ăn, vị chi mình tốn 6 tiếng đồng hồ cho 3 bữa ăn của con trong 1 năm đầu. Tuy nhiên giờ bé rất thích ăn, chỉ mất 10-15′ và đã có thể tự xúc từ khi 15 tháng. Mình nghiệm ra con lười ăn trước đây là do mình chứ không phải do con.”

Có thể còn rất nhiều những “bí mật” khác trong kho kinh nghiệm riêng của mỗi người mẹ, nhưng nhìn chung sự biếng ăn hay dễ ăn của trẻ phần nhiều phụ thuộc vào cách mà bạn cho trẻ ăn như thế nào. Bé không phải là một con búp bê dễ bảo, mà là một “con người nhỏ” – có nhiều thứ giống một “con người lớn”, vì thế nhu cầu của bé cũng giống như người lớn. Người lớn thích ăn ngon, món ăn mới lạ mỗi ngày, vậy cớ gì bé cứ phải mãi với món cháo và một kiểu nấu chán ngắt?

Theo Webtretho.com

Những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa mẹ

Trong sáu tháng đầu sự phát triển của trẻ phần lớn chỉ nhờ vào nguồn sữa mẹ nên chế độ ăn uống và sinh hoạt của người mẹ có tác động trực tiếp tạo nên "chất lượng" của bầu sữa.


Chế độ dinh dưỡng

Cũng giống như khi mang thai, sau khi sinh các bà mẹ nên duy trì chế độ ăn uống hoàn hảo. Vậy thế nào được coi là một chế độ ăn uống hoàn hảo đối với phụ nữ trong giai đoạn cho con bú?

Đó là chế độ ăn bao gồm nhiều loại vitamin, khoáng chất, các chất đạm cần thiết. Theo các chuyên gia, những bà mẹ đang trong giai đoạn cho con bú nên bổ sung khoảng 2.700 đơn vị calo mỗi ngày (nhiều hơn 500 đơn vị calo so với những người bình thường).

Nước

Nhiều bà mẹ thường quan niệm rằng việc uống nhiều nước sẽ có tác dụng làm tăng lượng sữa. Điều này cũng không hoàn toàn đúng, nhưng bạn vẫn nên uống đủ lượng nước cần thiết để tránh hiện tượng khử nước trong cơ thể. Bạn hãy uống nước bất cứ khi nào bạn cảm thấy khát, ngoài nước lọc bạn cũng có thể uống thêm sữa, nước ép trái cây.



Caffeine

Cafein luôn được xem là loại đồ uống không có lợi cho sức khỏe. Và đối với phụ nữ sau khi sinh cũng không phải là một ngoại lệ, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thu nạp một lượng lớn caffeine (nhiều hơn 3 cốc mỗi ngày) có thể chính là "thủ phạm" khiến cho trẻ bú mẹ trở nên cáu bẳn và khó ngủ.

Dị ứng

Đôi khi việc thu nạp thực phẩm của mẹ chính là nguyên nhân gây nên dị ứng ở trẻ bú mẹ. Các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như những đồ ăn có chứa nhiều loại gia vị, hải sản hay các loại thực phẩm chế biến từ bơ sữa.

Khi bị dị ứng bé thường có những biểu hiện như tiêu chảy, mẩn ngứa, đầy hơi, da khô. Trong trường hợp này bạn cần kiểm tra lại những loại thực phẩm đã ăn để tìm ra nguyên nhân.

Tuy nhiên, cũng xin nhắc bạn rằng đây là hiện tượng bé dị ứng với loại thực phẩm bạn thu nạp vào, chứ không phải là dị ứng với sữa mẹ, vì thế bạn không nên dừng cho trẻ bú sữa.

Thuốc lá

Trong giai đoạn mang thai cũng như sau khi sinh bạn nên từ bỏ và tránh xa thuốc lá.

Trong thuốc lá có chứa chất nicotine, gây nên những tác động tiêu cực đến việc sản sinh ra lượng sữa mẹ. Nguy hiểm hơn việc bạn hút thuốc hay là "nạn nhân" (người hít phải khói thuốc lá) của thuốc lá sẽ khiến bé mắc phải những căn bệnh liên quan đến hô hấp mãn tính hay gây nhiễm trùng tai.

Rượu

Mẹ uống ruợu sẽ khiến các cơ vận động của trẻ bú mẹ chậm phát triển, là nguyên nhân làm cho bé khó tăng cân.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng nếu bạn thật sự không thể bỏ được rượu, thì mỗi ngày bạn chỉ nên hạn chế sử dụng 1 ly nhỏ và cần đặc biệt lưu ý không cho bé bú sau 2 giờ bạn uống rượu.



Thuốc

Việc dùng thuốc khi cho con bú cũng rất cần phải cẩn trọng, tránh những ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa mẹ.

Các minh chứng cũng đã chỉ ra rằng, trong khi cho con bú, vì điều kiện sức khỏe bạn vẫn có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị những căn bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, hen suyễn để trị bệnh. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc lựa chọn loại thuốc, để hạn chế tới mức thấp nhất những nguy cơ gây ảnh hưởng không tốt đến bé yêu.

Danh mục dược phẩm an toàn cho phụ nữ đang cho con bú:

  • Acetaminophen
  • Kháng sinh
  • Thuốc có tác dụng làm thông mũi
  • Insulin
  • Ibuprofen
  • Thuốc điều trị tuyến giáp

Danh mục thuốc không an toàn cho phụ nữ đang cho con bú:

  • Thuốc điều trị ung thư,
  • Bromocriptine (Parlodel) thuốc dùng để điều trị bệnh Parkinson. Loại thuốc này cũng sẽ làm giảm lượng sữa mẹ,
  • Cyclophosphamide, Doxorubicin phần lớn được sử dụng trong việc điều trị ung thư,
  • Ergotamine (điều trị bệnh đau nửa đầu),
  • Methotrexate (điều trị chứng viêm khớp)


Lưu ý: Để an toàn cho cả mẹ và bé bạn đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc, không nên tự ý mua và uống thuốc, sẽ rất nguy hiểm.

Theo Webtretho

Tư thế bế bé sơ sinh đúng chuẩn theo từng giai đoạn mẹ cần biết

Tư thế bế trẻ sơ sinh đúng chuẩn

1 – 2 tháng: Tốt nhất nên bế trẻ theo tư thế nằm ngang, hạn chế thấp nhất tư thế bế thẳng lưng trẻ (còn gọi là bế vác vai). Lý do là vì trong giai đoạn này, chiều dài đầu của bé chiếm khoảng 1/4 tổng chiều dài toàn thân nên khi bế vác, trọng lượng của toàn bộ phần đầu bé sẽ dồn áp lực xuống cột xương sống.


Một số bà mẹ muốn bế vác con lên sau khi cho bú để vỗ lưng cho bé ợ hơi, tránh trớ sữa thì cần chú ý để phần thân bé áp vào ngực mình và đỡ phần đầu, cổ bé ngả tự nhiên vào vai sẽ hạn chế được áp lực lên cột sống bé. Tuy vậy, cũng không nên bế bé trong tư thế này lâu.

3 – 5 tháng: Khi bé đạt đến mốc tuổi này, bạn có thể chọn bế bé theo hướng nghiêng hoặc bế dựng thẳng đứng (bế vác). Trong giai đoạn này, đầu bé đã bước đầu giữ được theo phương thẳng nhưng cổ và các cơ ở lưng vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Vì thế, tuy được khuyên là có thể bế bé theo 2 cách trên nhưng cách bế dựng thẳng lưng bé không nên duy trì trong thời gian quá lâu.



Với tư thế bế thẳng lưng bé, bạn có thể cho bé ngồi lên một cánh tay bạn, cánh tay còn lại đỡ phần ngực và cổ của bé sao cho áp sát vào ngực của bạn. Lúc này, bạn như một điểm dựa vững chắc cho cổ và lưng của bé. Với sự thay đổi nhỏ về tư thế bế như thế này, chắc chắn bé sẽ rất thích đấy.

6 tháng trở lên: Từ giai đoạn này trở đi, bạn có thể lựa chọn nhiều tư thế bế bé khác nhau tùy theo tình huống cụ thể và ý thích của bé. Riêng kiểu bế cắp nách, theo kinh nghiệm dân gian được truyền khẩu thì nên đợi đến khi bé cứng cáp hẳn, thông thường khoảng gần 1 tuổi là tốt nhất.

Một số chú ý khi bế trẻ sơ sinh

- Trước khi bế bé, bạn nên rửa tay sạch sẽ và tháo hết các vòng đeo tay để tránh làm trầy xước làn da non nớt của bé. Sau đó, nên xoa hai tay với nhau để tạo độ ấm rồi mới bế bé.

- Trong khi bế bé, động tác của bạn cần nhẹ nhàng, dịu dàng, nên nhìn vào mắt bé và mỉm cười. Ngay cả khi bé khóc, bạn đừng tỏ ra mất bình tĩnh khiến động tác trở nên quá nhanh, quá mạnh. Hầu hết các bé sơ sinh đều thích được mẹ bế với sự bình tĩnh, dịu dàng vì như vậy bé mới thấy cảm giác an toàn.

- Khi chưa được 2 – 3 tháng, phần cổ của bé rất yếu, không có sức nâng đầu dậy. Vì vậy, bạn cần chú ý hỗ trợ cho phần đầu của bé khi bế bé lên hoặc đặt bé xuống.

- Khi bé tỏ ra thích thú với trò chơi nào đó, sau khi kết thúc trò chơi, bạn nên bế bé trong một khoảng thời gian để bé được được yên tĩnh, thư giãn sau khi tinh thần đã ở trạng thái phấn khích.

Theo Eva

Muối - Vị cứu tinh cho mẹ bụng phê

Em thấy các mẹ hiện đại ngày nay thường rất “ngại” sống với mẹ chồng và thường chê các bà cổ hủ nhưng với riêng em, em lại khá hợp mẹ chồng và phải cảm ơn mẹ nhiều lắm về những kinh nghiệm được cho là “cổ hủ” của bà.



Em lấy chồng là con trai một trong gia đình nên ngay từ đầu đã xác định sẽ phải sống cùng gia đình chồng cả đời. Bố mẹ chồng em cũng đã ngoài 60 nên chỉ thích sống cùng con cháu cho vui cửa nhà. Ngày em chưa sinh con, vì đã nghỉ hưu nên bố mẹ em thường đón cháu ngoại sang chăm sóc nhưng đến ngày em bầu bí thì mẹ chồng “toàn tâm toàn sức” chăm sóc em và đứa cháu đích tôn trong bụng. Nhờ có mẹ chồng mà cả thai kỳ em khỏe re, chẳng mấy khi phải động đến cái bát, cái đũa hay đi chợ, nấu cơm. Không chỉ có thế, vì cũng là người có kiến thức nên mẹ chồng dạy em nhiều kinh nghiệm trong khi mang bầu và đặc biệt là sau sinh nở rất hay.

Là người thuộc thế hệ trước nhưng mẹ chồng em không quá cổ hủ. Sau khi em sinh Sóc, mẹ chồng không bắt em phải kiêng khem quá nhiều như các bà mẹ chồng khác. Đẻ xong 5 ngày, mẹ chồng cho phép em được tắm gội bằng nước ấm và cũng không bắt ăn uống kiêng khem mà ưu tiên những thực phẩm nhiều chất. Tuy nhiên, mẹ lại rất chú trọng đến việc đắp muối gừng để giúp em ấm bụng sau ca sinh thường. Mẹ bảo cách này mẹ học được của các bà ngày xưa, qua mấy lần sinh đều làm theo và thấy rất tốt cho sức khỏe lại có công dụng giảm bụng “phệ” nữa.

Khi mang thai Sóc em tăng tất 23kg nên sinh xong rồi mà bụng em vẫn còn cả “rổ” mỡ. Nghe mẹ chồng nói thế em mừng lắm bởi nói thật cộng việc của em rất quan trọng vóc dáng. Em đã từng có ý định sinh xong sẽ đi hút mỡ bụng cơ mà. Nhờ có mẹ chồng giúp nên chỉ 3 ngày sau sin hem đã rất chăm chỉ đắp muối gừng để giúp ấm bụng và giảm eo. Cách làm của em như sau:



Cần chuẩn chuẩn bị: 1 kg gừng tươi, làm sạch, băm nhỏ; 1 bát muối nhỏ (muối hạt, muối tinh).

Cách thực hiện: Em thấy mẹ chồng thường rang muối với gừng đã được băm nhỏ để nóng lên sau đó bọc lại bằng khăn bông dày, mềm rồi chườm nhẹ nhàng quanh vùng bụng của em. Mỗi lần chườm khoảng 15-20 phút và chườm 1-2 lần/ngày.

Mẹ chồng em bảo muối rang gừng có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, giúp các mạch máu hoạt động liên tục khiến phần bụng nhỏ đi. Ngoài ra, muối gừng còn giúp ấm vùng bụng sau ca sinh nở.

Không chỉ có cách làm này, trong những lần ngồi chườm muối gừng trên bụng cho em, mẹ chồng còn kể có rất nhiều cách để giảm mỡ bụng với muối nữa. Em xin  liệt kê ra đây để các mẹ tham khảo nhé!

Cách giảm mỡ bụng bằng muối rang

Theo mẹ chồng em thì muối rang giúp làm tan mỡ bụng nhanh chóng, cách giảm mỡ bụng này rất đơn giản mà mẹ nào cũng có thể áp dụng thường xuyên mỗi ngày. Để giảm mỡ bụng bằng muối rang các mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 bát muối nhỏ, đem rang thật nóng rồi bọc vào vải bông (nên chọn chất vải thoáng khí nhưng đủ dày để tránh da bị tổn thương do nhiệt nóng). Chườm túi muối rang lên bụng cho đến khi sức nóng giảm dần, túi chườm nguội đi.
Áp dụng cách giảm mỡ bụng bằng muối rang này khoảng 1 tháng mẹ sẽ thấy ít nhiều chuyển biến.

Cách giảm mỡ bụng bằng muối rang ngải cứu

Giảm mỡ bụng bằng muối rang ngải cứu là cách giảm mỡ bụng đơn giản, chi phí thấp mà mẹ nên thử áp dụng một lần. Ngải cứu và muối là hai bài thuốc giảm eo dân gian được nhiều người áp dụng. Để giảm mỡ bằng muối rang ngải cứu mẹ cần: 1 bát 1 hạt nhỏ, 1 kg ngải cứu.

Cách thực hiện rất đơn giản: ngải cứu làm sạch, để khô, rang trên bếp cho đến khi có màu sẫm. Kế tiếp mẹ đổ muối hạt vào chảo và đảo cùng ngải cứu thêm 1 vài phút cho đến khi hỗn hợp có màu vàng đen.

Đổ hỗn hợp này vào một chiếc khăn dày (để tránh làm bỏng da) rồi bọc lại. Tiếp theo, chườm nhẹ bọc muối rang lên bụng, chườm đều và nhẹ nhàng. Hơi nóng từ muối rang ngải cứu sẽ đánh tan mỡ thừa vùng bụng. Ngoài việc kết hợp cùng muối, ngải cứu cũng có thể giúp mẹ giảm cân khi chế biến thành món ăn. Mẹ chồng mình thường chế biến các món với ngải cứu như trứng rán ngải cứu, trứng vịt lộn tần ngải cứu… cho mình ăn suốt mấy tháng ở cữ. Ngải cứu có chứa những thành phần có khả năng phân giải chất béo rất tốt, làm giảm cholesterol trong máu.

Đúng là nhờ mẹ chồng mà mình không chỉ có sức khỏe tốt còn đẹp nhiều hơn sau sinh nữa. Bây giờ, tuy mới sinh con được 3 tháng nhưng vòng eo của mình đã về được mức ban đầu và vô tư diện bikini khi đi biển các mẹ nhé!



Mẹ Sóc (Khampha.vn)

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

3 tư thế ngủ Mẹ bầu cần phải tránh

Nằm ngủ ở tư thế nào để không gây cảm giác khó chịu cho cơ thể và đảm bảo an toàn cho thai nhi?

1. Tránh nằm ngửa

Ở 3 tháng giữa của thai kỳ, thai phụ không nên nằm ngửa vì tư thế nằm này sẽ làm tăng áp lực xuống phía sau của tử cung, làm giảm lượng máu dồn đến động mạnh chủ. Do đó, tử cung sẽ bị thiếu máu gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và sự phát triển của bào thai trong bụng.



Hơn nữa, tư thế nằm ngửa cũng khiến cho các chất độc hại khó được đào thải ra ngoài cơ thể, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ngoài ra, thai phụ có thể gặp phải các triệu chứng đau thắt ngực, chóng mặt, tụt huyết áp, gây ngạt thai nhi và thậm chí tử vong.

2. Nằm nghiêng về bên phải

Trước khi chào đời, thai nhi thường có xu hướng quay sang bên phải, nếu thai phụ cũng nằm nghiêng sang phải thì tử cung cũng nghiêng sang bên phải nhiều hơn, gây xoắn vặn mạch máu trong tử cung.

Vì vậy việc nằm nghiêng sang trái có thể cải thiện tình trạng trên và giúp máu lưu thông dễ dàng, thai nhi cũng không bị thiếu oxy.

3. Nằm sấp hoặc gục xuống bàn

Khi đi làm, vì mệt mỏi nên nhiều bà bầu hay có thói quen nằm gục xuống bàn để chợp mắt một chút. Tuy nhiên ít người biết rằng, tư thế ngủ này sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi trong bụng.

Khi nằm sấp khiến chức năng hô hấp của phổi sẽ bị giảm, cơ thể sẽ thiếu oxy và cơ chế thải carbon dioxide cũng bị cản trở gây áp lực cho em bé trong bụng, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu oxy.

Vì vậy các mẹ bầu làm văn phòng cần hết sức lưu ý, hãy tìm cho mình một chiếc gối đặt sau ghế để có thể ngả lưng mỗi khi mệt mỏi.



Theo TTVN

Những tác dụng tuyệt vời của rau mồng tơi đối với sức khỏe

Theo đông y, rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, mất máu, lợi tiểu, giải độc, đẹp da, trị rôm sảy mụn nhọt hiệu quả… rất thích hợp trong mùa nóng. Theo các nghiên cứu cho thấy, trong mồng tơi chứa chất nhầy pectin rất quý để phòng chữa nhiều bệnh, làm cho rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng, thải chất béo chống béo phì, thích hợp cho người có mỡ và đường cao trong máu. Tác dụng trừ thấp nhiệt, làm cho người lao động ngoài trời nắng nóng duy trì được sức khỏe, phòng chống bệnh tật như mỏi mệt háo khát, bứt rứt.


Dưới đây là công dụng cụ thể của mồng tơi:

Tốt cho người tiểu đường

Rau mồng tơi giúp thải chất béo nên rất tốt cho người có mỡ và đường máu cao.

Chữa yếu sinh lý

Trong trường hợp xuất tinh quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao, lấy rau mồng tơi 1 nắm, rau giền tía 1 nắm, nấu với một đôi bầu dục (để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc), ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng. Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen đã rang thơm, nhai kỹ nhuyễn rồi nuốt, sau đó uống 1 chén nước cơm rượu.



Trị táo bón, nóng ruột

Mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiều người bị táo bón. Mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng rất thích hợp để trị táo bón

Tăng sữa cho sản phụ sau sinh

Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên tốt cho thai phụ… Ngoài giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe mồng tơi còn có tác dụng làm da hồng hào, tóc đen mượt.



Làm đẹp da

Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.

Giảm chất béo, cholesterol

Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol: cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Người mập phì muốn giảm thân trọng nên ăn rau mồng tơi vì nó có khả năng sinh nhiệt thấp, lại thông tiểu và nhuận tràng.

Làm vết thương, tốt cho xương khớp

Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.

10 Thói quen nuôi dạy con tai hại của mẹ Việt

Tính tới thời điểm này, mình đã sang Pháp cùng anh xã được 29 tháng. Vừa nuôi con nhỏ vừa tiếp xúc với những người bạn của mình ở Pháp, mình học tập được rất nhiều cách nuôi dạy con của họ.

Và mình chỉ muốn lưu ý với các mẹ 10 vấn đề nhỏ hay nói chính xác hơn là 10 quan niệm, thói quen của các mẹ Việt ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bé mà các mẹ không biết.

1. Thói quen đeo bao tay cho con khi sơ sinh

Hầu hết những bà mẹ Việt sau khi sinh con thường có thói quen đi bao tay cho con. Lý do các mẹ làm điều này là vì sợ con sơ sinh bị bẩn hoặc muốn con tránh được gió lạnh.



Tuy nhiên, thói quen này nhầm tai hại các mẹ à. Bởi vì bàn tay trẻ sau khi sinh phải được thoải mái để dần dần mở ra, rồi từ đó mới học cách phản xạ/khám phá vật lạ khi vật đó chạm vào tay. Đó là tiền đề để trẻ cầm nắm, với tay để lấy vật khác và có những vận động tinh tế của bàn tay, ngón tay để tự xỏ dây giày, tự cầm muỗng, bút viết... Nếu cứ đeo bao tay cho con trong thời gian dài, trẻ sẽ phản xạ ở tay rất chậm.

2. Thói quen cho bé sơ sinh ăn sữa ngoài

Nhiều mẹ Việt không hiểu vì lý do gì khi con còn sơ sinh đã không thích cho con bú sữa mẹ mà ăn sữa ngoài. Có lẽ họ có ý nghĩ là cho con bú sữa mẹ không đủ chất dinh dưỡng, con còi cọc. Còn cho con bú sữa ngoài để con to hơn, phát triển tốt hơn?


Nhưng thực tế, ngay tại các nước phát triển, bác sĩ nhi vẫn khuyến cáo nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong mấy tháng đầu rất tốt và không có gì là dị thường cả. Chưa kể, những loại sữa bột cũng có nhiều nguy cơ bị sữa bột giả, chất dinh dưỡng kém hoặc hàng ế ẩm của nước khác tuồn sang… Vì thế các mự cẩn trọng với sữa bột khi cho con ăn sữa bột quá sớm.

3. Thói quen nghĩ con mình chưa biết chơi cái này, cái nọ

Nhiều bà mẹ Việt luôn nghĩ rằng con chưa biết chơi cái này, cái kia. Vì thế, họ không chú trọng mua hoặc làm đồ chơi để kích , thích con hoặc rất ít tham gia chơi với con.

Thực chất, đồ chơi của bé rất đa dạng. Ngoài những đồ chơi xe hơi, máy bay, búp bê, mà còn có những miếng hình học phẳng, khối, khối lắp ráp...để bé học về màu sắc, về kích thước, về khái niệm nặng - nhẹ, trong - ngoài, trên - dưới, đếm số, tổng số. Và tất các bé trai cũng như bé gái đều có thể chơi tất cả các trò chơi này mà không phân biệt giới tính nào thì phải chơi đồ chơi ấy.

4. Thói quen bao bọc con quá mức

Những bà mẹ Việt thường rất xót con không đúng chỗ nên có hành vi bao bọc con quả mức. Điều này khiến cho trẻ không có cơ hội để phát triển những lĩnh vực trong độ tuổi.

Xin lấy một ví dụ đơn cử là: Mỗi độ tuổi trẻ sẽ có một cách thức khám phá thế giới xung quanh riêng. Nhưng với những cha mẹ bao bọc con không đúng cách sẽ không cho phép trẻ được cho đồ chơi vào miệng, quăng đồ chơi, cho con nghịch bẩn… vì sợ trẻ có nguy cơ bị thương, bị ốm, bị dơ bẩn quần áo.



Song thay vì cấm trẻ chơi như vậy, các mẹ Việt nên chỉ hạn chế nguy cơ nguy hiểm cho trẻ thì sẽ tốt hơn. Chẳng hạn như thay vì sợ con nuối đồ chơi, mẹ bé hãy mua những đồ chơi to hơn để con không nuốt được. Sợ con ngậm, khử trùng cho đồ chơi sạch sẽ…

5. Thói quen ít giao tiếp cùng con

Nhiều mẹ Việt bận đi làm, tối về lại đủ thứ việc nên không dành được thời gian cho con nhiều. Họ ít nói chuyện, ít hát, ít giao tiếp với trẻ. Nhất là với những trẻ dưới 1 tuổi vì nghĩ con chưa biết gì nhiều.

Song điều này lại vô hình chung kìm hãm sự phát triển đặc biệt của trẻ. Vì mẹ Việt ít giao tiếp với con nên con sẽ không nghe được ngôn ngữ từ người mẹ. Kết quả là con không thể học và diễn đạt lại được cũng như sử dụng ngôn từ kém.

6. Thói quen cho trẻ xem ti vi, máy tính bảng quá sớm

Hầu như ở Việt Nam, nhiều bố mẹ Việt thường chiều con không đúng cách. Họ cho con xem TV, màn hình máy tính, máy tính bảng, điện thoại... quá sớm mà không biết rằng, trẻ nhỏ dưới 2-3 tuổi là thời điểm vàng để học tương tác.

Nhưng cha mẹ lại để trẻ xem TV, chơi ipad thay vì chơi với cha mẹ, tương tác người - người, để cha mẹ rảnh tay làm việc khác.

Điều này về lâu dài sẽ kìm hãm sự học hỏi kinh nghiệm phản ứng cảm xúc đối với biến cố/vấn đề và tương tác xã hội của con trẻ mà các phụ huynh không ý thức được.

7. Thói quen không cho bé nhìn gương vì sợ chậm nói

Nhiều mẹ Việt có thói quen cấm cho con soi mình trong gương vì sợ điềm không lành hoặc sợ con bị chậm nói. Nhưng thực tế, trẻ em và nhất là trẻ 2-3 tuổi cần phải nhìn mình trong gương để nhận ra chính mình, để biết các bộ phận cơ thể. Thậm chí có thể nhận ra bản thân bé là người có hình thể khác biệt với người khác.

8. Thói quen làm ba mẹ thì không cần giải thích với con

Các bố mẹ Việt đều nghĩ, trẻ nhà mình còn quá nhỏ, nhất là với trẻ chưa biết nói, nhiều ba mẹ không hay giải thích với con mỗi khi bỏ con lại một mình hoặc rời xa trẻ một lát.

Vì không thấy ba mẹ giải thích gì nên con của bạn mới có cảm giác bị bỏ rơi và sợ sệt. Từ đó, có thể con sẽ hay giật mình, sợ ma, quấy khóc.

9. Thói quen không bao giờ nói lời xin lỗi với con

Khi bạn là phụ huynh mà trễ hẹn với con hoặc phạt sai con, nhưng bạn cậy mình là người lớn nên không chịu nói lời xin lỗi 1 đứa trẻ vì nghĩ nó quá nhỏ và hơn hết nó là con mình.

Nhưng đây là cách nuôi dạy con rất sai lầm. Thói quen này cần phải bỏ. Và khi bạn có lỗi với 1 đứa trẻ, bạn vẫn nên nêu gương xin lỗi con trước để con bạn cũng biết học cách xin lỗi của bạn khi chúng làm điều gì đó sai trái.

10. Thói quen quan tâm thái quá đến cân nặng của con

Nhiều phụ huynh hầu hết đều quan tâm đến cân nặng của con và ép con ăn. Hệ quả con sợ ăn hoặc con ăn quá nhiều dinh dưỡng khiến con bị thừa cân.

Khi trẻ bị rôm sảy, càng bôi phấn càng nặng

Mùa hè là thời điểm trẻ em rất dễ mắc các bệnh ngoài da, thường gặp nhất là rôm sảy. Vậy mẹ phải làm gì để hạn chế tình trạng này cho con?

Để phòng tránh bệnh rôm sảy và chăm sóc da cho trẻ trong mùa hè này, chúng tôi đã có buổi trò chuyện với ThS. BS Lê Thị Phương Huệ (Bệnh viện Thanh Nhàn).

Thưa bác sĩ, tại vì sao trời nắng nóng trẻ dễ bị rôm sảy?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng rất hay bị rôm sảy mà nguyên nhân là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Bình thường các ống tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên mồ hôi không có đường thoát ra ngoài nhất là khi thời tiết nóng nắng. Tuy nhiên cũng có những trường hợp do trẻ mặc quần áo không thấm hút mồ hôi hoặc thường xuyên mặc tã, hoặc mặc tã quá chật cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy.


Khi trẻ bị sốt cao hoặc trẻ quá hiếu động, khi vui chơi cơ thể sẽ tăng cường hoạt động nên các tuyến mồ hôi và tuyến nhầy trong cơ thể cũng tăng hoạt động để thải nhiệt. Các chất bẩn trên da làm cho tuyến mồ hôi của bé bị tắc, tạo ra những mụn rôm, sảy.

Rôm sảy chủ yếu xuất hiện ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, bẹn. Biểu hiện là các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ có thể gây ngứa cho trẻ. Thông thường rôm sảy có thể tự khỏi nhưng cũng có nhiều trường hợp mụn rôm sảy làm trẻ ngứa, gãi nhiều khiến da bị xước, nhiễm khuẩn tạo thành những mụn mủ và nhọt.

Vậy khi trẻ bị rôm sảy mẹ cần xử trí như thế nào?

Khi bị rôm sảy, trẻ ngứa ngáy khó chịu nên rất hay quấy khóc, mẹ nên cho trẻ mặc quần áo bằng vải cotton mềm, thoáng, rộng. Tắm cho trẻ mỗi ngày, lau sạch các vùng kẽ như nách, bẹn để da sạch sẽ, mồ hôi được bài tiết dễ dàng. Sau khi tắm, lau khô trẻ bằng khăn tắm mềm, mịn, chất liệu cotton thấm hút tốt và không chà mạnh lên da trẻ.



Quần áo của bé phải được giặt sạch và được phơi ở nơi không có bụi, khói. Cắt ngắn móng tay, móng chân cho trẻ để tránh khi bị ngứa trẻ gãi làm nhiễm khuẩn da.

Cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi để bù lượng nước đã mất trong quá trình thải nhiệt và giúp thải nhiệt tốt, trái cây tươi sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng.

Khi con bị rôm sảy, nhiều mẹ thường vò hoặc nấu một số loại lá để tắm cho con. Theo các bác sĩ việc làm này có tác dụng không?

Các mẹ cần hết sức thận trọng khi sử dụng các loại lá này. Trước tiên, trên bề mặt lá có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại, thậm chí có thể có thuốc bảo vệ thực vật, rất khó rửa sạch nên có thể ảnh hưởng đến làn da của trẻ; vốn mềm mại và nhạy cảm, gây viêm da, nhiễm trùng. Hơn nữa, một số loại lá có vị chát (chất tanin) dễ làm cho da em bé bị tổn thương. Vì vậy khi sử dụng các loại lá tắm cần chú ý hết sức nên hỏi ý kiến những người có chuyên môn.

Bình thường khi con bị rôm sảy nhiều bà mẹ bôi phấn rôm cho con, điều này có hợp lý?



Không nên sử dụng phấn rôm bôi lên chỗ rôm sảy, càng làm các lỗ chân lông bị bít lại, gây nhiễm khuẩn và làm tổn thương đến da.

Vậy điều trị  rôm sảy cho trẻ chúng ta cần làm gì?

Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy khi nóng, còn khi thời tiết mát mẻ, sảy tự lặn hết, không gây tác hại gì. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp mụn sảy làm trẻ ngứa, gãi nhiều khiến da sây sát, bị nhiễm khuẩn tạo mụn mủ và nhọt.Tuy nhiên khi trẻ bị rôm sảy kéo dài hay có các dấu hiệu bội nhiễm cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý bôi thuốc lên da trẻ.        

Sử dụng các loại sữa tắm chuyên biệt dành cho trẻ em đã qua kiểm nghiệm lâm sàng, có độ pH acid tự nhiên của da bé. Không dùng những loại xà phòng hoặc sữa tắm có độ kiềm lớn, gây khô da.

Bác sĩ có thể cho các mẹ biết một số cách phòng chống rôm sảy ở trẻ em trong mùa hè này?

Ðể phòng rôm sảy cần cho trẻ ở trong nhà mát, có quạt hoặc máy điều hòa, tránh nơi nóng bức; quần áo, tã lót của trẻ cần dùng loại vải sợi cotton mỏng, thấm mồ hôi tốt, rộng rãi, thoáng; không nên dùng các loại sợi nilon tổng hợp, khó hút ẩm.

Tắm cho trẻ để giúp cơ thể thoáng mát, làn da sạch sẽ, các lỗ chân lông không bị bịt kín. Có thể dùng kem dưỡng cho trẻ trong mùa nóng để phòng ngừa rôm sảy và hạn chế bị khô da ở trẻ do ở trong phòng điều hòa quá lâu.

Nên cho trẻ ăn nhiều đồ mát và uống các loại nước hoa quả là tốt nhất, uống đủ nước, hạn chế các thức ăn quá ngọt như như bánh kẹo…

Theo Afamily

Những nhóm thực phẩm mẹ nên ăn khi đang cho con bú

Hãy đọc để tìm hiểu 8 loại thực phẩm dưới đây, vì chúng rất tốt cho cả mẹ và bé bằng cách cung cấp các vitamin và chất dinh dưỡng để mẹ sản xuất sữa và cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.


Trong thời gian cho con bú, tất cả mọi thứ bạn tiêu thụ đều chuyển qua em bé của bạn, vậy nên ăn uống hợp lý là điều cần thiết bạn nên làm.

1. Cá

Ăn 340 gram cá hoặc hải sản có vỏ mỗi tuần sẽ cung cấp cho một người mẹ rất nhiều protein, DHA và EPA, cũng như axit béo omega 3 có lợi cho não và phát triển mắt của bé.



2. Ngũ cốc nguyên hạt

Tinh bột và đường có trong ngũ cốc nguyên hạt là nguồn vitamin B tuyệt vời cho mẹ cho con bú. Nó cung cấp nguồn năng lượng lớn hơn so với tinh bột đã chế biến.

3. Thực phẩm đúng mùa

Lựa chọn sản phẩm đúng mùa có thể thay đổi đáng kể những tác động của lượng thuốc trừ sâu mà bạn tiêu thụ. Quãng đường mà trái cây và rau củ đi từ nơi trồng đến nhà bếp của bạn càng ngắn thì các hóa chất cần dùng để làm tươi chúng càng ít đi.

4. Nước lọc

Vì một lượng nhỏ hóa chất có thể được tìm thấy trong nước máy, tốt nhất bạn nên uống nước đun sôi để nguội để có nguồn nước tinh khiết nhất.



5. Vitamin trước khi sinh 

Dù bạn đã sinh con, không còn mang thai nữa, nhưng hãy tiếp tục sử dụng những viên thuốc trước khi sinh nhé! Những viên thuốc chứa các khoáng chất và vitamin thiết yếu này là sản phẩm mà một người mẹ cho con bú cần đến - đặc biệt với canxi và sắt, hai chất thường thấp trong chế độ ăn của phụ nữ.

6. Rau thì là

Rau thì là được biết đến với khả năng hoạt động như chất galactogogue – chất giúp tăng lượng sữa ở các bà mẹ cho con bú. Thế nhưng, rau thì là có một hương vị mạnh khiến không phải ai cũng là fan hâm mộ của nó, để khắc phục bạn có thể dùng rau thì ăn kèm với các món khác, ví dụ như món salad cam hoặc quýt.

7. Sản phẩm từ sữa 

Vì cơ thể bạn đang ở chế độ sản xuất sữa, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mẹ cho con bú nên tiêu thụ ít nhất ba cốc sữa mình mỗi ngày. Uống sữa để sản xuất sữa rất ý nghĩa phải không?

8. Thịt bò

Thịt bò giàu chất sắt sẽ giúp các bà mẹ có thể theo kịp với tiến độ mà em bé nhà bạn yêu cầu. Thịt bò chín là một nguồn cung cấp lượng protein và vitamin B-12 tuyệt vời cho bạn.

Theo Afamily

Những việc mẹ cần biết khi cho con đi khám

Nhiều mẹ Việt chưa có thói quen đưa con đi khám sức khỏe định kỳ, chỉ đến khi con mắc bệnh rồi mới cầu cứu bác sĩ. Việc khám sức khỏe định kỳ ở trẻ nhỏ giúp bố mẹ kiểm soát các nguy cơ gây bệnh cho bé. Đồng thời, có những biện pháp kết hợp với chuyên gia y tế để phòng tránh bệnh kịp thời.

Trong khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, bé sẽ được tiêm phòng bệnh nếu cần thiết. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội giúp các ông bố bà mẹ nhận được những lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia về cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho bé yêu nhà mình.

Ở các quốc gia phát triển, quá trình thăm khám sức khỏe định kỳ cho trẻ được chia ra làm nhiều độ tuổi khác nhau, qua đó giúp bác sĩ dễ dàng thăm khám.

Trẻ sơ sinh

Kiểm tra trọng lượng, chiều dài, chu vi vòng đầu và các phép đo trên biểu đồ tăng trưởng.+ Đầu:  Bác sĩ sẽ kiểm tra phần thóp trên đầu của bé, để đảm bảo xương sọ của bé luôn an toàn. Bên cạnh đó, bé cũng được kiểm tra hình dạng đầu có cân đối hoặc bất thường gì không.

+ Miệng:  việc quan sát vòm miệng của bé có thể tiết lộ những dấu hiệu ban đầu xem bé có bị nấm miệng ( đặc biệt là nhiễm nấm men) không. Đây là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

+Da: làn da của mỗi bé khác nhau do cơ địa nhưng bác sĩ sẽ kiểm tra các vết bớt hoặc dấu hiệu phát ban, nhiễm trùng trên da.

+ Gia đình cần lưu ý biểu đồ tăng trưởng của bé để theo dõi trong các lần kiểm tra kế tiếp.

Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc: Thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra những bệnh có hại cho cơ thể trẻ. Kiểm tra thị giác và thính giác của trẻ.




+ Tai: chuyên gia sẽ xem tai bé có chảy dịch hoặc bị nhiễm trùng tai bằng thiết bị chuyên dụng. Bác sĩ cũng quan sát phản ứng của bé trước những âm thanh khác nhau, bao gồm giọng nói của ba mẹ.

+ Mắt: bằng dụng cụ kính soi đáy mắt, bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có bị tắc tuyến lệ hoặc chảy nhiều nước mắt không.

Tiêm phòng giúp bảo vệ trẻ khỏi những bệnh nghiêm trọng. Các mẹ nên tìm hiểu và nắm rõ lịch tiêm chủng của trẻ để đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch.

Trẻ dưới 3 tháng tuổi

- Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi việc khám sức khỏe cần được thực hiện để theo dõi tình hình phát triển của bé. Bé cần được tiêm đầy đủ những mũi phòng ngừa chưa được tiêm và theo dõi chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Da . Điều kiện da khác nhau có thể được xác định trong các kỳ thi , trong đó có vết bớt và phát ban .

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

- Kiểm tra sức khỏe về trọng lượng cơ thể, chiều dài, chu vi vòng đầu ...

- Các thử nghiệm vật lý sẽ được thực hiện như:

+ Khám mắt: bác sĩ sẽ dùng đèn pin hoặc vật phát sáng để theo dõi chuyển động mắt của bé.

+ Nghe xung tim và cảm giác của bé. Bác sĩ sẽ nghe nhịp tim và nhịp phổi của bé để kiểm tra có các dấu hiệu bất thường ở tim hoặc bé có bị khó thở không.+ Bụng: bác sĩ nhẹ nhàng ấn bụng của bé xuống, để kiểm tra các vấn đề thoát vị rốn, ruột hoặc tổn thương các mô mỡ gần rốn xuyên qua thành cơ  bụng.+ Hông và chân: cử động đôi chân của em bé có thể phản ánh các vấn đề về trật khớp nói chung hoặc khớp hông nói riêng. Ngoài ra, các chuyên gia cũng đánh giá nhiều cử động khác của bé.




Trẻ dưới 9 tháng tuổi

Khi trẻ 9 tháng tuổi, ngoài việc kiểm tra trọng lượng cơ thể bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu cho trẻ để chủng ngừa tiếp xúc với chì hoặc thiếu máu.

+ Răng miệng:  đây cũng là thời điểm bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ càng răng miệng của bé. Bác sĩ có thể hỏi bố mẹ về việc có thấy bé chảy nước dãi nhiều hơn hoặc nhai nhiều hơn bình thường không. Vì đây thường là dấu hiệu đầu tiên khi bé mọc răng.+ Cơ quan sinh dục : bác sĩ có thể nhẹ nhàng kiểm tra vùng sinh dục của bé để xem xét các dấu hiệu viêm nhiễm, dấu hiệu thoát vị bẹn. Đối với bé gái, bác sĩ có thể hỏi gia đình xem bé có tiết dịch âm đạo. Bé trai sẽ được kiểm tra xem cả hai tinh hoàn đã rơi vào bìu hay chưa?

Mẹo nhỏ khi đưa con đi khám sức khỏe định kỳ

Đặt lịch hẹn khám trước, hoặc đưa bé đi khám cần có 2 người để thay nhau bế và thực hiện các giấy tờ thủ tục.

Khi bé phải tiêm, mẹ hoặc người thân cần ôm sát bé. Hát một giai điệu quen thuộc hoặc thì thầm trấn an bé. Việc có mặt của người thường xuyên chăm sóc bé khiến các bé bình tĩnh và cảm thấy an toàn.

Trong quá trình thăm khám cho bé, các bác sĩ sẽ phải cởi bỏ quần áo của bé. Mẹ cần chuẩn bị một chăn quấn chất liệu mềm mại cho bé để thuận tiện trong quá trình đưa bé vào khám.

Không nên quá nặng nề việc so sánh chỉ số của con nhà mình và con người khác để thêm bận tâm lo lắng. Các mẹ hãy lạc quan rằng, con mình đang khỏe mạnh, đừng quá suy nghĩ khi Bin nhà mình chỉ nhẹ hơn bạn hàng xóm vài lạng.

Mạnh dạn đưa ra các câu hỏi về vấn đề chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho chuyên gia. Điều này chỉ có lợi cho bạn và bé mà thôi.

Đối với trẻ sơ sinh, bác sĩ thời gian khám sức khỏe định kỳ thường là từ 2-4 tháng/lần trong năm đầu tiên. Gia đình có con nhỏ, nên chủ động đặt lịch và theo đõi để cho trẻ đi khám đúng lịch.




Theo eva.vn

5 yếu tố quyết định trong việc nuôi con thông minh

Một em bé có thông minh, học giỏi hay không, ngoài nhờ giáo dục, dạy dỗ của cha mẹ thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác mà mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát được. Muốn dạy con thông minh, chị em cũng cần lưu ý những điều sau:

Yếu tố 1: Di truyền

Nói chung, cha mẹ có chỉ số IQ cao thì chỉ số IQ của con thường không thể thấp.

Sự ảnh hương cuả tố di truyền đối với trí thông minh của trẻ cũng được phản ánh trong cả quan hệ họ hàng. Những dòng họ có truyền thống học giỏi thì con cái đời sau cũng được hưởng chỉ số IQ cao hơn đáng kể.


Yếu tố 2: Sữa mẹ

Sữa mẹ chứa nhiều hoạt chất có thể thúc đẩy phát triển não bộ của trẻ em, đặc biệt là axit amin đặc biệt được gọi là taurine. Taurine không chỉ giúp tăng số lượng các tế bào não, thúc đẩy sự phân hóa tế bào thần kinh và trưởng thành mà còn giúp nút dây thần kinh hình thành.

Lượng taurine giúp thúc đẩy phát triển trí tuệ của trẻ em ở sữa mẹ cao hơn gấp 10 lần sữa công thức bình thường. Theo khảo sát, trẻ em bú sữa mẹ làm bài thi IQ nhanh hơn trẻ em khác từ 3-10 phút. Chuyên gia dinh dưỡng của Đại học Cambridge cũng cho hơn 30 trẻ em 7-8 tuổi làm bài kiểm tra IQ, và kết quả so sánh cho thấy rằng trẻ em bú sữa mẹ thường có chỉ số IQ cao hơn so với trẻ ăn sữa công thức 10 điểm.



Yếu tố 3: Chế độ ăn uống

Trẻ bị nhồi nhét ăn thịt quá nhiều sẽ khiến trí thông minh bị giảm. Các nhà khoa học của trường Đại học Southampton đã tiến hành quan sát quá trình ăn uống của hơn 8000 người. Tất cả trong số họ đều có chỉ số IQ bình thường từ lúc còn nhỏ. Quá trình này được quan sát từ khi họ 10 tuổi cho đến hơn 30 tuổi. Trong số hơn 8 nghìn người đó, có một số người thích ăn cơm với các loại rau củ, số khác thích ăn cơm với các loại thịt.

Kết quả quan sát cho thấy, những người có thói quen ăn cơm với rau củ có chỉ số thông minh tăng lên một cách rõ rệt, ngược lại, những người có thói quen ăn cơm với thịt chỉ số IQ ngày một giảm đi. Chỉ số IQ của những người thích ăn cơm với các loại thịt chỉ cao hơn so với hồi nhỏ là 15%, những người thích ăn cơm với các loại rau là 38%.

Trẻ em không ăn sáng cũng ảnh hưởng đến trí thông minh sẽ bị ảnh hưởng, bởi vì lượng bữa ăn sáng có đầy đủ protein, carbohydrate, các vitamin và nguyên tố vi lượng là những thành phần quan trọng của não bộ. Các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Alexandra Singapore  đã tiến hành điều tra chế độ ăn uống và dinh dưỡng của các hộ gia đình ở châu Á trong sáu quốc gia và khu vực, bao gồm cả việc cho con ăn sáng, tình trạng phát triển trí não con và thành tích học tập của các bé. Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy rằng những trẻ không ăn sáng ngoài việc kết quả học tập kém ra, phản ứng trí não cũng rất chậm.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra: "Nếu bỏ qua bữa ăn sáng trong một thời gian dài, trí thông minh của trẻ sẽ giảm. Thậm chí, kể cả sau này cha mẹ có tốn sức khôi phục lại thói quen ăn uống lành mạnh, thì cũng không thể phục hồi độ tăng trưởng của não bộ, do đó, những trẻ này sẽ học kém hơn các bạn rất nhiều.



Yếu tố 4: Trọng lượng

Trẻ em cân nặng hơn 20% trẻ em bình thường thì tầm nhìn, thính giác, khả năng tiếp thu kiến ​​thức đều sẽ ở mức thấp hơn. Điều này là do trẻ béo phì bị quá nhiều chất béo vào não, các sợi thần kinh sẽ bị cản trở sự phát triển.

Ngoài ra, có rất nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng, cũng không thuận lợi cho sự phát triển của não bộ. Những trẻ em này, ngoài một phần nhỏ do các yếu tố bệnh, thì thường bị còi cọc chủ yếu là do biếng ăn, khảnh ăn, chán ăn. Hầu hết các gia đình có một con hiện nay thường mắc hiện tượng này.

Yếu tố 5: Môi trường

Trẻ em sống trong môi trường khô khan, chẳng hạn như bị bỏ rơi, thiếu tình thương của cha mẹ thì chỉ số IQ sẽ thấp hơn. Theo khảo sát nghiên cứu cho thấy chỉ số IQ trung bình của các trẻ em 3 tuổi sống trong các trại mồ côi hay những gia đình cha mẹ đi vắng suốt ngày chỉ đạt 60,5. Ngược lại, những trẻ em 3 tuổi sống trong một môi trường tốt cho thấy chỉ số IQ trung bình lên tới 91,8




c.Bon/ theo IC (Khampha.vn)

Những quan niệm sai lầm khi mẹ bầu ăn hoa quả, các mẹ cần tránh!

Chúng ta đều biết rằng hoa quả rất cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày đặc biệt với mẹ bầu bởi chúng chứa nhiều dưỡng chất quan trọng. Tuy nhiên để tận dụng được tối đa các lợi ích của nó, cần phải biết cách ăn cho đúng và khoa học.

Dưới đây là những quan điểm sai lầm khi mẹ bầu ăn hoa quả, chị em cần tránh nhé!

Chỉ ăn hoa quả đã chín kỹ?

Các mẹ bầu thường có suy nghĩ không được ăn hoa quả còn xanh đặc biệt những thứ có mủ như đu đủ, măng cụt... Quan điểm này đúng nhưng chưa đủ. Đa số các loại trái cây sẽ đạt được hương vị ngon nhất khi chín muồi, nhất là những loại có mủ như măng cụt, mãng cầu, mít, sầu riêng… Tuy nhiên, nếu trái cây đã quá chín, thâm đen hay lên men rượu rồi thì thành phần chất dinh dưỡng có thể thay đổi. Khi mẹ ăn phải có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, gây hại cho bà bầu. Mẹ bầu chỉ nên ăn khi màu, mùi, vị của hoa quả còn tốt. Trái cây ủng thối, vị đắng… thì không nên dùng.

Mẹ bầu cũng cần lưu ý không nên ăn những thực phẩm còn quá xanh vì như thế ăn không hề ngon miệng và cũng không chứa nhiều dưỡng chất cho cơ thể.

Gọt vỏ, cắt miếng sẵn để vào tủ lạnh ăn dần?

Các loại vitamin bổ dưỡng trong trái cây như vitamin C, folate… có thể mất dần dưới tác dụng của ánh sáng, không khí, nhiệt độ… Quá trình mất chất này càng tăng nhanh hơn nếu vỏ ngoài của trái cây bị phá vỡ hoặc bề mặt tiếp xúc không khí của trái cây tăng lên khi cắt nhỏ. Vì vậy, cần lựa chọn trái cây tươi và nên ăn sớm, gọt vỏ, cắt miếng xong ăn ngay. Gọt vỏ, cắt miếng trái cây để lâu sẽ làm cho quá trình oxy hóa và nhiễm khuẩn trái cây nhanh và dễ dàng hơn.



Ăn trái cây ngay sau khi ăn no

Trái cây có thể dùng làm bữa ăn phụ hoặc ăn kèm trong bữa chính. Sau khi ăn trái cây thường có cảm giác răng rất sạch. Đó là do khi ăn nhai, chất acid trong trái cây làm tăng tiết nước bọt và làm sạch các bợn răng. Vì vậy, chúng ta có thói quen lâu đời là tráng miệng trái cây sau bữa ăn. Tuy nhiên, thực tế thì việc làm này phản khoa học và không nên.

Một số nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và cho kết quả ăn trái cây một giờ trước bữa ăn có tác dụng giúp tiêu hóa hiệu quả. Trong trái cây có chứa chất đường, cơ thể dễ dàng hấp thụ làm tăng đường huyết chống đói, chất xơ trong trái cây cũng tạo nên cảm giác no kéo dài hơn. Nếu ăn cơm no rồi ăn trái cây thì lượng đường tổng cộng trong bữa ăn sẽ tăng, đường huyết tăng cao và nhanh, không có lợi cho sức khỏe, nhất là người bị tiểu đường thai kỳ.



Chỉ ăn một loại hoa quả?

Thật ra "mùa nào thức ấy" là cách lựa chọn sáng suốt. Ngoài những loại trái cây có quanh năm, mỗi mùa các mẹ lại được thưởng thức thêm những trái cây đặc biệt nữa. Tất cả các loại trái cây đều có lợi cho sức khỏe, nhưng cũng nên lựa chọn và phối hợp giữa các loại một cách hợp lý để tận dụng được tối đa các ưu điểm của chúng. Chẳng hạn mùa hè nóng nực, mồ hôi ra nhiều mang theo một lượng nước và một lượng chất khoáng đáng kể, nên ăn các loại trái cây vừa để giải khát vừa bổ sung chất dinh dưỡng như cam, bưởi… Bạn cũng nên đa dạng, thay đổi các loại trái cây khác nhau để cân đối các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể.

Chỉ uống nước cam vắt?

Uống nước cam sẽ nhận được các chất dinh dưỡng quan trọng trong trái cam như đường, vitamin các loại nhưng sẽ thiếu đi lượng chất xơ cần thiết. Ăn cả múi sẽ đảm bảo được đủ chất dinh dưỡng đồng thời cung cấp chất xơ, rất có lợi cho tiêu hóa.

Chất xơ một phần được hấp thu vào máu, phần lớn còn lại không được tiêu hóa sẽ giúp đẩy ra khỏi cơ thể những chất thải bẩn và độc hại, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh có lợi trong đường ruột phát triển, hạn chế vi trùng gây hại và phòng tránh một số bệnh đường ruột, nhất là ung thư ruột. Chất xơ còn có khả năng quét bỏ những cholesterol thừa trong ống tiêu hóa làm giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu và bệnh tim mạch. Mẹ bầu bị đái tháo đường ăn trái cây thì nên ăn nguyên xác, chất xơ sẽ giúp làm chậm tăng đường huyết, do vậy nên hạn chế vắt nước hay xay sinh tố trái cây.



Minh Phương (TH) (Khampha.vn)