Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014
50 Phương pháp hiệu quả giúp con thông minh hơn (Phần II)
Khám phá thế giới xung quanh
21. Hãy chia sẻ tầm nhìn với bé. Cho con những không gian quan sát mới. Cho con đi dạo bằng xe đẩy, địu trên lưng, bế bé và thuật lại cho bé những thứ bạn nhìn thấy – “Con cún con kìa” hoặc “Ô tô này”. Cũng có thể nói “con có nghe thấy còi xe không?” để cho con có cơ hội khám phá và xây dựng vốn từ cùng bố mẹ.
22. Đi mua sắm. Cho bé đến siêu thị. Các khuôn mặt mới, các âm thanh, tiếng động và màu sắc ở đây sẽ là một cách giải trí hoàn hảo cho bé.
23. Hãy thay đổi không gian. Bạn có thể chuyển ghế của bé sang phía bên kia bàn ăn. Đây chính là cách bạn thử thách trí nhớ của bé về vị trí mà các món ăn được đặt trên bàn ăn.
Hãy cũng chơi nào.
24. Làm cho bé ngạc nhiên. Cả bây giờ và sau này, hãy làm cho con vui vẻ bằng cách nhẹ nhàng thổi vào mặt, chân tay, bụng của bé. Sau đó giả vờ như bạn sẽ tiếp tục thực hiện hành động này và xem cách mà bé yêu phản ứng lại sự trêu chọc đó. Chắc chắn nó rất thú vị.
25. Chơi trò tìm đồ vật. Giấu một món đồ chơi của bé dưới một trong ba chiếc hộp nhỏ, sau đó tráo các hộp với nhau và cho bé tìm xem đồ chơi của mình bị giấu dưới chiếc hộp nào.
26. Chơi trò “íu òa” cùng bé con. Trò trốn tìm mang đến nhiều điều hơn cả tiếng cười khúc khích của bé. Con sẽ học được rằng bố mẹ và đồ vật cũng có thể thoáng biến mất và quay trở lại.
27. Hãy nhặt nó lên. Dù bé cứ lặp đi lặp lại việc vứt đồ chơi, hãy kiên nhẫn và nhặt nó lên. Vì bé chỉ đang học và thử nghiệm thực tế tác động của trọng lực thôi mà. Hãy đưa cho con những tờ giấy đã được vo tròn hoặc vài quả bóng tennis, đặt một cái rổ phía trước và để bé thực hiện mục đích của mình.
Dạy bé về các vật chất khác nhau
28. Bé rút giấy ăn ra khỏi hộp đựng. Nếu bé thích, hãy để bé làm. Chỉ với vài nghìn đồng bạn đã tạo cho bé một cách giải trí giúp tăng sự phát triển của các giác quan. Cũng có thể giấu đồ chơi dưới chỗ khăn ăn bé rút ra và tỏ ra bất ngờ khi bạn “tìm thấy” món đồ yêu thích của bé.
29. Cho bé các trải nghiệm khác nhau của xúc giác. Cho bé chạm vào các loại khăn chất liệu khác nhau: lụa, len, vải gai, … Nhẹ nhàng chà khăn vào má, tay chân và bụng bé, miêu tả cho bé nghe mỗi chiếc có cảm giác như thế nào.
30. Cảm nhận các đồ vật xung quanh. Bế bé đi quanh nhà, cho bé chạm tay vào chiếc cửa sổ lạnh, quần áo mới giặt mềm mại, một chiếc lá mềm mượt hoặc các đồ vật an toàn khác.
31. Để bé chơi với đồ ăn của mình. Khi bé đã sẵn sàng, hãy cho bé ăn đa dạng lên, như: đậu, ngũ cốc, mì ống hoặc dưa hấu … Bé sẽ học cách ăn từng loại đồ ăn và cách cảm nhận vị ngón của chúng.
Dạy cho bé về ngôn ngữ và cách đếm
32. Mỗi tuần một chữ cái. Ví dụ, bạn có thể đọc cho bé sách bắt đầu bằng chữ cái “A”, ăn snack hình chữ cái “A” hoặc viết chữ “A” lên vỉa hè khi cho bé đi dạo.
33. Đếm đồ vật.
Dạy bé đếm xem bé lắp được bao nhiêu khối đồ chơi, bao nhiêu bước đi trong nhà, số ngón tay, ngón chân. Giữ thói quen đếm thật to và bé sẽ học theo thôi.
34. Đọc sách. Lặp đi lặp lại một cuốn sách. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng bé từ 8 tháng tuổi có thể học cách nhận ra trình tự của các từ trong một câu chuyện khi đọc đi đọc lại liên tục 2 đến 3 lần – đây là cách giúp bé học ngôn ngữ tốt hơn.
35. Kể chuyện cổ tích cho bé nghe. Chọn câu chuyện yêu thích và thay tên nhân vật bằng tên bé để vui hơn.
36. Đến thư viện. Tận dụng lợi thế của các giờ kể chuyện, các buổi biểu diễn của thú bông và các dãy sách tạo cho bé sự vui thích.
Tạo ra các ký ức
37. Hãy làm cuốn album gia đình. Trong đó có cả ảnh của những người họ hàng và cho con xem thường xuyên tạo ký ức cho bé. Khi ông bà gọi điện, hãy cho bé xem ảnh ông bà khi bé nói chuyện với họ.
38. Tạo một quyển sách về các loài vật. Vào chuyến đi chơi sở thú tiếp theo, hãy chụp ảnh các loài vật ưa thích và cho vào một cuốn album. Sau đó hãy “đọc” cùng bé, cùng nhắc lại những sự vật quen thuộc trong đó, giả tiếng các con vật và kể chuyện cho bé nghe.
39. Hãy để bé là nhân vật chính. Cùng bé xem lại các video bé tắm lần đầu, tập bò, chơi với ông nội, … tường thuật lại câu chuyện để tăng vốn từ và kí ức.
40. Chơi trò ghép đôi. Chụp ảnh của những người thân quan trọng với bé, in 2 bản để chơi trò ghép đôi với bé. Trộn các tấm ảnh và cùng bé tìm những bức ảnh giống nhau. Khi bé lớn hơn, hãy thay đổi hình thức chơi bằng cách úp các bức ảnh xuống bàn. Việc này giúp bé nhớ tốt hơn.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét