Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh mũi và nhỏ thuốc mũi đúng chuẩn

Thời tiết lạnh giá mùa đông khiến trẻ dễ gặp phải các bệnh về mũi họng. Khi chăm sóc con, bạn sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ tưởng chừng như đơn giản nhưng lại không hề dễ dàng, đó là làm vệ sinh mũi cho con.



Vậy vệ sinh mũi bằng cách hút mũi như thế nào mới đúng? Việc nhỏ và xịt mũi cần thao tác ra sao để vừa đảm bảo lượng thuốc vừa đủ cho trẻ, vừa không khiến trẻ khó chịu, khóc lóc sợ hãi. Hãy tham khảo phần hướng dẫn chi tiết dưới đây!
Chuẩn bị:
– Nước muối sinh lý hoặc nước muối biển
– Dụng cụ hút, rửa mũi.
– Khăn sạch lau mũi
Lưu ý quan trọng:
– Thời tiết mùa đông lạnh giá thường khiến mũi trẻ bị khô khi hít vào không khí hanh khô, vì thế nếu bạn nhỏ nước muối lạnh vào mũi trẻ thì coi như là vô tác dụng, thậm chí còn khiến tình trạng của bé trở nên tồi tệ hơn.
Vì thế, hãy luôn nhớ LÀM ẤM nước muối trước khi nhỏ, xịt vào mũi bé. Với nước muối sinh lý, bạn có thể ngâm trong nước ấm, thử độ ấm vừa phải của nước muối bằng cách nhỏ giọt lên mu bàn tay để kiểm tra.


Với nước nước muối biển, thuốc xịt mũi dạng phun sương bạn có thể lắc đều tay cả chai trước khi xịt hoặc phải ngâm khá lâu trong nước nóng để làm ấm lọ xịt.
– Hãy luôn giữ chai nước muối, bình nước muối sinh lý và lọ xịt của bé được vệ sinh sạch sẽ.
Các dạng thường gặp:
– Thuốc nhỏ mũi
– Dụng cụ hút mũi
– Thuốc xịt mũi
1. Hướng dẫn cách hút, rửa mũi:
– Đầu tiên, bạn nhỏ hoặc xịt nước muối sinh lý vào mũi trẻ để làm ẩm và lỏng hoá các chất nhầy trong mũi trẻ trước khi hút chúng ra.
Cách chuẩn giúp mẹ vệ sinh mũi và nhỏ thuốc mũi cho con 1
– Cho bé nằm trên gối cao hoặc để bé nằm nghiêng, sau đó dùng chai nhỏ hoặc dùng bình xịt xịt trực tiếp dung dịch vào mũi trẻ rồi bắt đầu hút chất nhầy. Một tay cầm dụng cụ hút mũi, một tay giữ đầu trẻ để tránh trẻ ngọ nguậy trong quá trình hút.
– Nhẹ nhàng đặt đầu dụng cụ vào lỗ mũi của trẻ, từ từ dùng tay bóp bình khí, đẩy không khí vào lỗ mũi trẻ.
Cách chuẩn giúp mẹ vệ sinh mũi và nhỏ thuốc mũi cho con 2
– Dần dần cho không khí trở lại bình khí, kéo chất nhầy ra khỏi mũi và đi vào dụng cụ.
– Bóp chất nhầy vừa hút được ra khỏi dụng cụ, dùng giấy lau sạch đầu hút rồi tiếp tục với bên mũi còn lại.
cach-chuan-giup-me-ve-sinh-mui-va-nho-thuoc-mui-cho-con4
– Sau khi thao tác xong, bạn giữ trẻ nằm nguyên tư thế trong khoảng 10 giây. Nước muối sẽ cuốn nước mũi, đờm, nhớt trong mũi xuống họng và dễ gây phản ứng nôn hoặc ói cho trẻ. Trong một vài lần đầu, bạn nên cho trẻ nôn ra phần dịch nhớt, sau nhiều lần hút mũi, trẻ sẽ dần có phản xả và không bị nôn, ói nữa.
– Cuối cùng, bạn dùng tăm bông hoặc giấy ăn sạch, mềm rồi xoắn lại, nhẹ nhàng đưa vào lỗ mũi và lau khô mũi cho trẻ.
Lưu ý:
– Bạn nên hút mũi cho trẻ khi trẻ trước giờ ăn.
– Lặp lại thao tác nếu chất nhày trong mũi trẻ quá dày. Sau mỗi lần sử dụng, bạn cần rửa sạch dụng cụ. Không nên hút mũi cho trẻ quá 3 lần một ngày.
2. Các thao tác nhỏ thuốc mũi cho trẻ:
– Đặt trẻ nằm thẳng, gối đầu lên gối. Một tay giữ cẩn thận đầu của trẻ hơi nghiêng, một tay cần lọ thuốc, nhẹ nhàng bóp 1 đến 3 giọt vào mỗi lỗ mũi.
Cách chuẩn giúp mẹ vệ sinh mũi và nhỏ thuốc mũi cho con 4
– Giữ trẻ nằm yên trong 1 đến 2 phút để thuốc có đủ thời gian ngấm và làm loãng chất nhầy giúp thông mũi cho trẻ.
Cách chuẩn giúp mẹ vệ sinh mũi và nhỏ thuốc mũi cho con 5


– Một cách khác, bạn có thể bế trẻ trên tay, hơi nghiêng đầu trẻ lên cao, chọn tư thế thoải mái nhất cho cả bạn và trẻ. Cũng thực hiện thao tác nhỏ thuốc tương tự như với các cho trẻ nằm.
cach-chuan-giup-me-ve-sinh-mui-va-nho-thuoc-mui-cho-con5
3. Hướng dẫn cách dùng thuốc xịt mũi cho trẻ:
– Cho trẻ nằm, gối đầu lên gối. Giữ cẩn thận đầu của trẻ vững và thẳng. Đặt ống thuốc xịt ở cửa mũi của trẻ.
cach-chuan-giup-me-ve-sinh-mui-va-nho-thuoc-mui-cho-con6
– Xịt dứt khoát từ 1 đến 3 lần mỗi bên mũi.
– Nhẹ nhàng lau sạch chất nhầy chảy ra từ mũi trẻ để ngăn ngừa kích ứng da.
– Lau sạch đầu ống xịt để sử dụng cho các lần tiếp theo.
– Bạn nên xịt mũi cho trẻ trước khi đi ngủ ít nhất 15 phút, trước khi ăn khoảng 30 phút.
– Bạn cũng có thể bế trẻ để xịt thuốc vào mũi, chú ý tư thế thoải mái nhất cho bạn và trẻ.
Lưu ý quan trọng: Trước khi sử dụng các loại thuốc và dụng cụ, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Bạn nên tham khảo theo đơn thuốc hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ về hàm lượng thuốc và số lần thực hiện.
 Theo trithuctre

10 tiêu chí cực chuẩn xác định trẻ sơ sinh thông minh

Hầu hết cha mẹ đều rất quan tâm đến việc liệu con mình sau này có là một đứa trẻ thông minh. Đa số lại đều có thói quen quan sát và đoán dấu hiệu trẻ thông minh ngay từ khi còn mới chào đời.

Không cần phải “đoán mò” lâu, các chuyên gia cho rằng phần lớn trẻ em có chỉ số IQ cao sẽ có những đặc điểm sau.

1.Tai to



Các giáo sư thuộc Đại học Liên bang Nga đã phát hiện ra: sự sáng tạo của con người liên quan đến kích thước của tai,hay nói cụ thể hơn, tai to hay bé cũng liên quan đến chỉ số IQ. Nếu chúng ta cẩn thận so sánh kích thước của đôi tai và trí thông minh thì sẽ thấy: những người có tai phải to thường giỏi toán, vật lý và các môn khoa học phức tạp. Ngược lại, tai trái lớn sẽ học rất dễ dàng các môn khoa học nhân văn.

2. Con mắt linh hoạt

Dữ liệu cho thấy các chuyển động thị giác con người có thể phản ánh trình độ não bộ, chỉ số IQ, tốc độ xử lý hình ảnh. Do đó, để xem độ thông minh của trẻ sơ sinh, cha me hãy quan sát độ nhạy cảm thị giác của trẻ. Trẻ có sớm phản xạ với ánh sáng, biết đưa mắt theo đồ vật, nhìn theo mục tiêu, nhìn thẳng vào mẹ khi mẹ nói chuyện hay không.

3. Trẻ sinh ra khi cha mẹ đạt độ tuổi ‘chuẩn’

Kết quả điều tra cho thấy những bà mẹ sinh con trước 23 tuổi con có chỉ số IQ trung bình 103, trong giai đoạn tốt nhất là 24-28 tuổi, chỉ số IQ của con có thể đạt 110. Nhưng phụ nữ trên 29 tuổi sinh con, IQ con thường dưới 105. Vì vậy, các chuyên gia tin rằng khi phụ nữ 24-28 tuổi và nam giới 30 tuổi là thời điểm tuyệt vời nhất để thụ thai.



4. Trẻ có cha mẹ đạt trình độ học vấn cao

Thông tin đã được chứng thực bởi các nhà khoa học Anh: Cha mẹ có trình độ tiểu học, con có chỉ số IQ trung bình 98,3; cha mẹ tốt nghiệp trung học cơ sở thì con IQ 103,3; cha mẹ tốt nghiệp trung học, chỉ số IQ con lên 108,1; cha mẹ tốt nghiệp đại học, chỉ số IQ con 109,9. Vì vậy, muốn con thông minh, cha mẹ cũng cần phải “học giỏi”.


5. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ

Sữa mẹ có chứa một loạt các chất giúp phát triển não bộ của trẻ em, đặc biệt taurine.Nó không chỉ có thể tăng số lượng các tế bào não, thúc đẩy sự phân hóa tế bào thần kinh và trưởng thành, mà còn góp phần vào việc hình thành mạng lưới thần kinh. So với sữa bò, hàm lượng taurine trong sữa mẹ cao hơn khoảng 10 lần.

6. Trẻ yêu âm nhạc

Các chuyên gia Mỹ có một bảng dữ liệu chỉ ra trẻ thích nghe nhạc sẽ có điểm học tập sau này cao hơn 20-40% so với các bé khác. Thậm chí các thành viên trong một ban nhạc của trường có khả năng để vào đại học cao hơn 50%. Điều này cho thấy âm nhạc có thể giúp phát triển tiềm năng não bộ, điều chỉnh chức năng của não trái, phải và có xu hướng giúp 2 bán cầu náo hoạt động cân bằng.

7. Trẻ sơ sinh hay cười

Các chuyên gia y tế thuộc Đại học Washington đã tiến hành một nghiên cứu và đi đến kết luận sau: Hầu hết trẻ em thích cười đều thông minh hơn. Họ quan sát thấy, trẻ em thông minh thường sớm biết cười, 1-2 tháng đã cười và thưởng rất thích cười với các khuôn mặt người quan sát em.



8. Trẻ tinh nghịch

Nhà tâm lý học người Đức – Thomas Karl đã giải thích rằng một đứa trẻ nghịch ngợm chắc chắn bộ não phải hoạt động rất nhiêu và chính vì vậy, trẻ cũng có tốc độ tăng trưởng não bộ cao, khả năng thành công trong tương lại tăng.

9.Trẻ thích “tranh luận”

Tranh luận là một cuộc đấu tranh ngôn ngữ để giành chiến thắng. Trẻ sẽ  phải sử dụng thành thạo hầu hết các ngôn ngữ súc tích nhất và hợp lý nhất để giành phần thắng về phía mình. Do đó, các cuộc tranh cãi có thể “tặng” cho trẻ em một bài học đặc biệt về ngôn ngữ và các kỹ năng: tích lũy các yếu tố ngôn ngữ phong phú, hình thức ngôn ngữ được cải thiện, nâng cao kỹ năng. Trẻ thích tranh luận thường chỉ số IQ cao

10. Trẻ có cân nặng vừa phải

Các chuyên gia cho thấy những em bé có trọng lượng cơ thể lớn hơn 20% so với trẻ bình thường cùng tuổi cũng sẽ có chỉ số IQ, khả năng tiếp thu kiến thức thấp hơn đáng kể. Trẻ quá còi, không đủ chất để lớn thì cũng không đủ chất cho não phát triển. Vì vậy, cha mẹ hãy chú ý đến cân nặng cân bằng cho trẻ, tăng cường tập thể dục thể chất, giảm chất béo cho trẻ béo phì và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ còi, thấp bé nhẹ cân. Mẹ có thể tham khảo Bảng cân nặng chuẩn cho trẻ theo WHO 2015 tại đây.

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Chiêu trị con ho 'một phát ăn ngay' bằng chanh đào

Mấy hôm trời mưa tầm tã, đột nhiên hôm qua lại tạnh ráo, chủ nhật rảnh rỗi, thấy gió mát em đưa Bống xuống sân chung cư đạp xe với mấy anh chị nhà hàng xóm. Đến giờ nấu cơm tối, em để con chơi với bố rồi chạy lên nhà. Bỗng nhiên trời chuyển gió mạnh rồi mưa rào, nhanh như chớp mắt. Lúc em chạy xuống thì đã thấy hai bố con ướt nhẹp đứng trước cửa thang máy.




Đúng như dự đoán của em, sau bữa cơm tối, con có dấu hiệu đau họng, húng hắng ho. Đến giờ đi ngủ thì ho như cuốc, em cuống lên tìm thuốc thì chồng gắt “Hơi tí là thuốc, thuốc … Em tưởng kháng sinh bổ béo lắm đấy à, cứ bọc con cho kỹ nữa vào đi” rồi pha cho con cốc nước muối ấm ngậm thế nhưng cũng chẳng ăn thua.

Nghe nói đến thuốc con cũng khóc toáng lên không chịu. Cả nhà cứ như cái chợ làm cô hàng xóm cạnh nhà cũng phải sang xem có chuyện gì. Vốn là bác sĩ đã nghỉ hưu, hiện làm ở một phòng khám Đông y, nghe thủng câu chuyện, cô về nhà sau đó mang sang 1 bát con chanh đào mật ong và bảo cho Bống ngậm.

Chanh đào cô ngâm lâu, có màu hổ phách giống kẹo, dụ một phát là Bống chịu ngậm luôn. Ngậm được một lúc con dịu ho luôn, hiệu nghiệm "hết sảy". Em sướng quá, ngay hôm sau "cơm nắm muối vừng" sang nhà cô hàng xóm học cách ngâm chanh. Không chỉ chỉ cho công thức ngâm chanh, cô còn nói em nghe rất nhiều về công dụng cũng như cách dùng loại thuốc Đông y này.

Cô nói vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu, nên có tác dụng trị ho,viêm họng, cảm cúm, hạ sốt…còn ruột chanh chứa hàm lượng đáng kể axít citric nên rất có tác dụng phòng trị ho, khản tiếng. Khi ngâm với mật ong hiệu quả trị ho của chanh sẽ tăng lên rất nhiều. Ngoài ra, tìm kiếm trên mạng em còn thấy nói chanh đào chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc… Nhiều công dụng thế này mà em lại không biết sớm để ngâm.




Dù là lắm công dụng như thế nhưng các mẹ cũng không nên quá lạm dụng. Khi con đã bị ho nặng, ho do nhiễm vi trùng, vi khuẩn thì các mẹ nên đưa con đến bệnh viện hoặc cho con uống thuốc, chanh chỉ nên dùng kèm để bệnh chóng khỏi hơn thôi.

Cô Ngân còn lưu ý không dùng chanh đào mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi bởi ở độ tuổi này khuyến cáo không cho dùng mật ong sống. Ngoài ra, khi bé bị đi ngoài, trướng bụng, mẹ cũng không nên cho con dùng bởi chanh sẽ khiến tình trạng đau bụng, tiêu chảy nặng hơn.

Khi nói đến chanh đào mật ong nhiều mẹ thắc mắc tầm tháng 8, 9 mới có chanh đào mà phải ngâm 3 tháng mới có thể dùng được, thế thì hết mùa đông rồi còn đâu. Tuy nhiên, nói là ngâm 3 tháng cho chanh ngấu nhưng nếu bé ho, chỉ cần 3 tuần là chanh ngâm có thể dùng được rồi, chỉ có điều chanh còn tươi nên có thể hơi đắng. Hơn nữa, đâu phải chỉ mùa đông, bất kỳ lúc nào trời trở gió bé cũng có thể bị ho.

Mấy hôm sau đó em xin thêm một ít chanh đào nhà cô Ngân, pha vào cốc sữa cho con uống trước khi đi ngủ. Lúc uống gần hết bé bảo trong cốc có cặn, em nhìn vào thì thấy đúng là có gì đó lắng ở đáy cốc. Google một hồi mới biết đó là do axit trong chanh làm protein trong sữa kết tủa lại. Đây cũng là cách người ta dùng để làm sữa chua hay phô mai chứ không độc hại gì cả. Em thở phào, chia sẻ lên đây kẻo các mẹ gặp trường hợp tương tự lo lắng.

Còn đây là công thức ngâm chanh đào mật ong của cô Ngân, em xin chia sẻ ra đây với các mẹ:

- 1kg chanh rửa sạch, pha một ít muối với nước sôi để nguội, ngâm chanh 30 phút rồi vớt chanh ra để thật khô.

- Cắt chanh thành những lát mỏng để cả hạt ngâm mới tốt.

- 0,5kg đường phèn đập nhỏ, đổ một lớp đường vào bình thủy tinh có nút đậy rồi đến một lớp chanh, cứ thế lặp lại cho đến hết.

- Cuối cùng đổ 1 lít mật ong rừng vào, lấy vỉ nan nén chanh xuống và ngâm. Một bình thủy tinh chanh đào ngâm theo công thức có thể dùng được trong 3 tháng.

Theo Chia sẻ của mẹ Bống (Khampha.vn)

Tâm sự về ‘chiếc bụng rạn’ được 16 nghìn chị em tâm đắc

Người phụ nữ sau sinh sinh con, làm mẹ, bên cạnh niềm hạnh phúc vô bờ vì được có con yêu cũng thường mang theo trong mình những nồi buồn tủi, lo lắng vì xuống sắc sau sinh, vì nhan sắc chẳng còn mặn mà, dáng người chẳng còn thắt đáy lưng ong, chiếc bụng phẳng ngày nào giờ chẳng chịt những vết rạn.



Đã có rất nhiều những câu chuyện đời thật kể về sự thay đổi cuộc đời của những người phụ nữ sau khi hy sinh vẻ đẹp thiếu nữ của mình để sinh con, làm mẹ. Nhiều câu chuyện hạnh phúc, cũng có nhiều người phải đối mặt với nỗi xót xa khi bị chồng quay lưng vì nhan sắc chẳng còn như xưa.

Trước đây, câu chuyện xót xa của một bà mẹ Sài Gòn mất chồng vì xuống sắc sau sinh đã từng dậy sóng cộng đồng mạng thì mới gần đây, nữ nhà văn Trang Hạ cũng đã có một câu chuyện nhỏ bàn luận về chủ đề này.

Mượn câu chuyện về “chiếc bụng rạn” của một cô gái mà nhà văn quen biết, Trang Hạ đã gửi gắm đến những “bà mẹ bỉm sữa” thông điệp về việc phải yêu lấy chính bản thân mình cũng như định nghĩa như thế nào là một người đàn ông tốt, một người đáng để phụ nữ tin, yêu và hy sinh.

Sau khi đăng tải đoạn viết một thời gian ngắn, Trang Hạ đã nhận được hơn 16 nghìn lượt like, 1600 lượt chia sẻ và gần 1000 bình luận của cộng đồng mạng.

Được sự đồng ý của nhà văn Trang Hạ, xin đăng tải nguyên văn đoạn tâm sự gây bão này:

Cô em họ đang một mình nuôi con nhỏ sau khi li hôn chồng. Chồng cũ làm nghề xe ôm, chẳng chu cấp được đồng nào nuôi con. Nên cuộc sống của hai mẹ con cũng chỉ tạm đủ. Một hôm cô ấy gọi mình hỏi xin ý kiến, có nên vay nóng 2.000 USD để đi thẩm mỹ viện là da bụng. Vì từ hồi sinh con tới nay, da bụng của cô bị rạn và còn nguyên những vết thâm, giãn da, vằn vện trông rất xấu xí.

Đến lúc đó mình mới biết điều ấy, còn trước đây, trông ngoại hình em rất thon thả duyên dáng, ai biết được "bí mật" bên trong tà áo của bà mẹ trẻ?



Cô ấy nói, em muốn là da bụng để có thể tự tin mặc bikini khi đi tắm biển, để có thể lấy được một người chồng tốt. Chứ như bây giờ, có anh nào tới mà giở áo ra nhìn thấy cái bụng xấu xí của em thì cũng phát hoảng mà chuồn!

Cô ấy chưa giở áo ra mà mình chỉ nghe thôi đã phát hoảng rồi chứ. Mình hỏi:

- Một năm em đi tắm biển mấy lần?

- Dạ một lần.

- Thế từ giờ tới năm em 35 tuổi, tuổi còn tự tin mặc bikini, thì em tắm biển liệu được 5-6 lần không?

- Nhưng em chắc chắn sẽ còn lấy chồng nữa, chả lẽ em cứ ở vậy suốt đời à? Cái bụng rạn da thế này thì em mặc cảm chả dám quen ai!

Mình đã sinh ba đứa con mà may mắn không hề bị rạn da, nên mình có thể không cảm nhận được vấn đề của cô em họ. Tuy nhiên, mình biết điều cô ấy muốn.

- Chị hỏi em, thế khi em lấy chồng hồi xưa, em có bị rạn da bụng không?

- Không ạ!

- Thế tại sao em vẫn lấy phải một người đàn ông không ra gì? Vấn đề rõ ràng là, tự em đã nhận ra, ngay cả nhan sắc, tuổi trẻ, trinh tiết, tình yêu, sự can đảm của tuổi 20.... cũng đã chẳng mang lại cho em người đàn ông tử tế. Thế thì bây giờ em vẫn chưa rút được kinh nghiệm ư?

- ??? (Nàng băn khoăn, vẫn chưa hiểu ra vấn đề.)

- Khi em mang cái bụng phẳng phiu đẹp đẽ của em lên giường, anh ta cũng vẫn bỏ em, đánh em, phản bội em, nói xấu em, quay lưng với em đó thôi. Giờ em lại tiếp tục mắc sai lầm mới, em mang những giá trị chỉ đáng giá bằng sáu buổi phơi nắng trên bãi biển ra, để đánh đổi lấy những giá trị quan trọng như đời sống vật chất chật vật của em, khoản nợ 2.000 đô thì em để dành 4 năm mới trả hết, thà em để tiền cho con em học tốt hơn, con em ăn đủ chất hơn, em tự chăm sóc bản thân tốt hơn thì đã đành. Giờ lại hy sinh nó chỉ để cho hài lòng cảm giác của một thằng nào đó (mà giờ còn chưa biết thằng đấy là thằng nào) thì chị đảm bảo, em chỉ đang nuôi lớn sự ích kỷ và vô tâm của thằng đàn ông tương lai trong đời em thôi. Điều ấy, chị đảm bảo, càng làm em mất nhiều hơn được!

Một thằng đàn ông, tự cho phép nó đòi hỏi em cả những thứ mà em không thể nào có, thì đó là một thằng ích kỷ và hẹp hòi. Em đẹp cho một thằng như thế để làm gì?

Còn người đàn ông thông cảm, chấp nhận được em, một người đàn ông tốt được giáo dục để không xúc phạm phụ nữ, thì sẽ không bao giờ chỉ vì một khiếm khuyết kín đáo của em mà bỏ em. Vì anh ta đến với em, vì thương mến em, chứ không phải vì đang đi tìm cái bụng mịn.

Chị hy vọng em tìm được một người đàn ông tốt, hoặc một người đàn ông được giáo dục tốt.

Hãy rủ người đang theo đuổi em đi bơi, để anh ta nhìn thấy bụng em trước khi nói lời yêu. Nếu họ rút lại tình cảm, sẽ đỡ mất thời gian của cả hai. Và, nếu anh ấy bao dung, không cầu kỳ, thấu hiểu em, thương em, thì sự bao dung thấu hiểu đó cũng vì em đã sòng phẳng với anh ấy.

Ngày xưa trong một tác phẩm của Úc, chị đọc thấy nhân vật nam rất bất ngờ khi ân ái, cởi áo nhân vật nữ ra và phát hiện cô ấy không có ngực, phẳng lì như một chàng trai. Sau cơn sốc, anh ta bật cười và tiến đến hôn cô gái nói: "Chỉ có những con bò sữa mới cần phải có vú đến phát điên. Còn anh, anh cần em, một người phụ nữ anh yêu, chứ anh không cần bò sữa!".

Người đàn ông tốt, chị đảm bảo với em, họ có rất nhiều trên đời này. Chỉ là em có tạo không gian cho những điều tốt đẹp trong anh ấy được bộc lộ ra hay không.



Theo H.My (Khám Phá)

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Cân nặng của mẹ và bé trong suốt thai kỳ

Bạn đang mang thai và băn khoăn về cân nặng của mình, dưới đây là khái quát cân nặng và chỉ số phát triển tương đối hợp lý nhất cho bạn và bé trong suốt 3 kỳ tam cá nguyệt.



Bạn cần tăng bao nhiêu cân trong suốt thai kỳ?

Mang thai là thời gian mà bạn có thể tăng khá nhiều cân mà không phải trách móc bản thân, thậm chí còn tự hào về điều đó nữa. Nhưng, cái gì cũng phải có chừng mực, và cân nặng trong thai kỳ cũng không phải ngoại lệ. Bạn cần tăng cân chậm và có kiểm soát trong suốt thai kỳ để đảm bảo sức khoẻ và cả vóc dáng sau sinh của mình; hơn nữa, việc tăng quá nhiều hay quá ít cân cũng có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi trong bụng mẹ.Tuỳ theo tình trạng cân nặng trước khi mang thai, những con số dưới đây chính là số cân nặng lý tưởng mà bạn cần tăng thêm trong suốt thai kỳ:

  • Nếu bạn quá gầy và thiếu cân (BMI < 18), bạn cần tăng thêm 12-18kg trong suốt thai kỳ.
  • Nếu bạn có cân nặng bình thường (18 < BMI < 25), bạn cần tăng thêm 11-16kg trong suốt thai kỳ.
  • Nếu bạn đã thừa cân hoặc béo phì (BMI > 25), bạn chỉ cần tăng thêm 7-11kg, trong đó người béo phì chỉ nên tăng khoảng 7kg trong suốt thai kỳ.
  • Nếu bạn mang thai đôi, bạn cần tăng thêm 16-20kg trong suốt thai kỳ.

Bạn có bao giờ thắc mắc phần trọng lượng tăng thêm trong thai kỳ gồm những gì trong khi em bé ra đời chỉ nặng khoảng 3,5kg? Đây là câu trả lời:


  • Em bé: 2,7 - 3,6kg.
  • Nhau thai: 450 - 900g.
  • Trữ lượng chất lỏng tăng thêm: 0,9 - 1,3kg.
  • Trữ lượng máu tăng thêm: 1,3 - 1,8kg.
  • Nước ối: 900g.
  • Tử cung nở lớn: 900g.
  • Ngực nở lớn: 450 - 900g.
  • Dự trữ mỡ và đạm (quan trọng cho giai đoạn cho bú): 2,7 - 3,6kg.



Cân nặng của mẹ và trong từng giai đoạn mang thai:

Tam cá nguyệt đầu tiên

Trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ (từ sau kỳ kinh nguyệt cuối), bạn nên tăng khoảng 450-700g mỗi tháng và khoảng 1,5 - 2,5kg trong cả giai đoạn. Bạn cần thêm 200 calo mỗi ngày so với nhu cầu năng lượng bình thường (tương đương với 1 ly sữa không béo và 2 lát thịt ức gà).Với bé, thai nhi đến tuần thứ 12 sẽ có cân nặng khoảng 18g và dài 6,5cm. Hầu hết các mẹ chưa cảm nhận được sự thay đổi nhiều về trọng lượng của bé, hãy bổ sung đều đặn chất béo, đạm, vitamin, khoáng chất… bình thường. Đừng dồn ép cơ thể bằng việc nạp quá nhiều và quá sớm các dưỡng chất này ở tam cá nguyệt đầu tiên.

Tam cá nguyệt thứ hai

Trong 13 tuần tiếp theo (từ tuần thứ 13 đến 25) của thai kỳ, mẹ cần tăng khoảng 450g mỗi tuần và khoảng từ 5 - 6,5kg trong cả giai đoạn. Bạn sẽ cần thêm 300 calo mỗi ngày so với nhu cầu năng lượng bình thường (tương đương với một ly sinh tố cam - cà rốt và một hộp sữa chua trái cây).Chỉ số cơ thể của thai nhi trong ba tháng giữa có xu hướng tăng từ từ theo từng tuần rõ rệt. Thông thường đến khoảng tuần 24, thai nhi sẽ nặng khoảng 573g và dài 33cm.

Tam cá nguyệt thứ ba:

Trong tam cá nguyệt cuối cùng, từ tuần thứ 26 trở đi, sự thèm ăn của thai phụ đa phần tăng lên, nhưng nếu bạn bị ợ nóng hoặc cảm thấy đầy bụng thì nên chia nhỏ bữa ăn và ăn thường xuyên. Trọng lượng của mẹ ở tuần 28 sẽ tăng khoảng 9kg và ở tuần 36-38 là 12 -13kg (so với cân nặng trước khi mang thai). Cân nặng lý tưởng khi mang bầu thường là ở mốc này vì nếu bạn giữ được mức dưới 13kg thì sau khi sinh bé, bạn sẽ dễ trở về với trọng lượng ban đầu nhất. Tuần 40-41, đa phần các thai phụ bị sụt cân một chút nhưng không đáng kể, đây là giai đoạn chuẩn bị lâm bồn.

Dinh dưỡng cho giai đoạn này cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho đợt vượt cạn, hãy bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu năng lượng như thịt gà, thịt động vật, cá, và thực phẩm giàu carbohydrate như mì ống, gạo và ngũ cốc để giúp dự trữ năng lượng cũng như khả năng chịu đau của thai phụ.

Còn em bé trong bụng mẹ thì sao? Ở tuần thứ 28, chỉ số phát triển của bé dao động từ 900g – 1kg và dài khoảng 37cm. Và dĩ nhiên chỉ số lý tưởng cho tuần cuối cùng là 3,4kg và 51cm.Bạn có thể tham khảo thông tin về sự phát triển của em bé trong bụng mình theo tuần thai như bảng dưới đây:



10 cách phòng tránh dị tật cho thai nhi ngay từ trước và trong thai kỳ

Sức khoẻ của một đứa trẻ khi ra đời hoàn toàn phụ thuộc vào sự chuẩn bị về thể chất và sức khoẻ của người mẹ trước khi sinh, và thậm chí là trước cả khi thụ thai nữa. Dưới đây là 10 cách để bạn phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh cho em bé tương lai của mình trước và trong khi mang thai.

1. Uống bổ sung acid folic sớm 



Mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh nở cần uống bổ sung acid folic ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Thiếu hụt folate là nguyên nhân gây ra một loạt các dị tật bẩm sinh và dị tật ống thần kinh (phổ biến nhất trong số này là dị tật nứt đốt sống) ở thai nhi. Những dị tật này xuất hiện rất sớm trong thai kỳ, thậm chí trước khi người mẹ có thể nhận biết mình đã mang thai để bổ sung folate.

2. Khám bệnh trước khi thụ thai 

Các bác sĩ cũng khuyên chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản khi có ý định mang thai nên đi khám tiền thai kỳ, do việc chăm sóc sức khoẻ của bà mẹ trước khi mang thai ngày càng chứng minh được tầm quan trọng đối với sức khoẻ của cả mẹ và con. Việc này cũng đặc biệt có ý nghĩa với những bà mẹ đã sẵn có bệnh mãn tính.

3. Không uống rượu 



Một dị tật bẩm sinh hoàn toàn có thể phòng tránh được là hội chứng thai nhi nhiễm rượu (hay hội chứng thai nghiện rượu). Tác hại của rượu đối với thai nhi ở mức độ nhẹ có thể gây các vấn đề về trí tuệ và hành vi, nặng hơn có thể gây dị tật nghiêm trọng và gây chết non. Cho đến nay, không có giới hạn tiêu thụ chất cồn nào được cho là an toàn đối với bà mẹ mang thai, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh hoàn toàn rượu và thức uống chứa cồn khi mang thai.

4. Ngừng hút thuốc chủ động và thụ động 

Theo tổ chức March and Dimes, nếu mọi phụ nữ mang thai đều được cách ly với thuốc lá (chủ động hay thụ động), tỷ lệ sảy thai sẽ giảm đi 5%, tỷ lệ sinh con nhẹ cân giảm 20%, tỷ lệ sinh non giảm 8%, tỷ lệ thai chết lưu giảm 11% và tỷ lệ tử vong sơ sinh giảm 5%.

5. Tránh tiếp xúc các độc tố từ môi trường 

Các hoá chất từ lâu đã được nghi là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo tương lai của con trẻ, bạn nên tránh tối đa việc tiếp xúc với hoá chất, bao gồm cả các hoá chất dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn làm việc trong môi trường buộc phải tiếp xúc hoá chất như chất tẩy rửa – vệ sinh, trong các xí nghiệp, nhà máy hoặc các studio, hãy luôn sử dụng găng tay, khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc và có hệ thống thông khí đảm bảo. Những bà mẹ làm việc trong môi trường y tế cũng cần có sự chăm sóc đặc biệt do thường xuyên phải tiếp xúc với hoá chất khử trùng.

6. Ăn uống lành mạnh 

Dinh dưỡng tốt là một trong các yếu tố quyết định để có một thai kỳ khoẻ mạnh. Bạn có thể nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng chuyên biệt dành cho bà mẹ mang thai, nhưng lời khuyên chung là hãy ăn đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh và hạn chế thực phẩm chế biến công nghiệp. Ngoài ra, bà mẹ mang thai cũng cần uống thêm thuốc bổ sung vitamin dành cho bà bầu.



7. Tầm soát HPV 

Virus HPV mặc dù không gây dị tật bẩm sinh thai nhi nhưng lại liên quan đến khả năng tăng nguy cơ sinh non khi mà não và phổi của thai nhi chưa phát triển hoàn thiện, và hậu quả là trẻ sinh ra có thể bị suy não và suy phổi nghiêm trọng. Ước đoán có đến 50% đàn ông và phụ nữ có sinh hoạt tình dục đều từng bị nhiễm HPV ở một thời điểm nào đó trong đời.

8. Không tuỳ tiện dùng thuốc 

Khi mang thai, mọi loại thuốc bạn dùng đều phải được bác sĩ sản phụ khoa và chuyên khoa kê đơn cẩn thận (bạn cần cho bác sĩ chuyên khoa biết mình đang mang thai để được kê đơn phù hợp). Ngay cả với các loại thuốc chữa các bệnh thông thường không cần kê đơn, bạn cũng cần được bác sĩ cho phép mới được sử dụng để không gây hại cho thai nhi.

9. Giám định di truyền


Khó có thể xác định nguyên nhân của hầu hết các dị tật bẩm sinh, nhưng nếu gia đình của vợ chồng bạn từng có lịch sử dị tật, xét nghiệm chẩn đoán di truyền giúp phân tích nguy cơ dị tật có thể là một xét nghiệm hữu ích cho bạn. Kết quả giám định di truyền có thể giúp các bác sĩ tư vấn về nguy cơ dị tật cho vợ chồng bạn để đưa ra quyết định mang thai và sinh con.

10. Thư giãn 
Nghiên cứu cho thấy người mẹ bị căng thẳng nghiêm trọng trong khi mang thai dễ sinh con bị dị tật hơn. Stress cũng liên quan đến tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và vô sinh. Có rất nhiều cách bạn giảm stress, chẳng hạn như tập thể dục và yoga thường xuyên.

45 chiêu giúp trẻ sơ sinh thông minh hơn người

Muốn con thông minh, tài giỏi là ham muốn của tất cả các ông bố bà mẹ. Không ai sinh ra đã cũng may mắn được trời bú cho tài năng thiên bẩm. Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ của con như gen di truyền, dinh dưỡng, sức khỏe, mối trường sống. Dưới đây là danh sách các cách đơn giản mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ thông minh hơn.



1. Kích thích thị giác của trẻ

1. Giao tiếp bằng mắt: Cha mẹ hãy tận dụng cơ hội để nhìn thẳng vào mắt của con khi chúng  mở mắt. Trẻ sơ sinh biết nhận diện khuôn mặt rất sớm, nên việc nhìn thấy khuôn mặt của mẹ ngay từ những ngày đầu sẽ giúp bé lưu trữ được hình ảnh đó trong bộ nhớ.

2. Cử chỉ nét mặt: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ 2 ngày tuổi có thể bắt chước được những cử động đơn giản trên khuôn mặt mẹ. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự tư duy và các giải quyết vấn đề của trẻ.

3. Để cho bé phản ứng: Trẻ có thể nhìn chằm chằm vào hình ảnh của chính mình ở trong gương. Lúc đầu, con có thể nghĩ đó là một em bé dễ thương và bé sẽ thích khi được em bé trong gương mỉm cười và vẫy tay với bé.

4. Thực hiện sự khác biệt: Giơ 2 bức ảnh cách khoảng 20cm so với mặt bé. Mẹ có thể chọn 2 bức ảnh khác nhau, chẳng hạn một bức là hình cái cây, bức tranh còn lại là tranh khuôn mặt em bé. Mẹ nên biết rằng ngay cả bé sơ sinh cũng có tư duy phân biệt, đây là giai đoạn khởi đầu cho khả năng tư duy và đọc của bé về sau.

2.Trò chuyện và cười cùng bé

5. Bập bẹ nói chuyện với con: Khi mẹ nói chuyện với con, hãy nói chậm và có khoảng ngừng để bé có cơ hội được đáp lại. Dần dần như vậy, bé sẽ bắt được nhịp điệu của cuộc trò chuyện và lấp kín được khoảng trống.

6. Đa dạng giọng điệu: Bé sẽ thích nghe nhiều giọng điệu khác nhau từ mẹ, do đó mẹ nên cố gắng đa dạng cách nói chuyện cùng giọng điệu để thu hút sự chú ý của bé.

7. Hát một bài hát: Mẹ hãy cố gắng tìm hiểu nhiều giai điệu phù hợp với trẻ để có thể hát cho con nghe. Hoặc mẹ hãy trở thành nhạc sĩ, tự sáng tác ra những vần điệu (chẳng hạn như lời nhạc, này giờ thay tã tới rồi, thay tã, thay tã…). Một số nghiên cứu cho thất rằng việc làm quen với âm nhạc ngay từ nhỏ sẽ có liên quan đến khả năng tư duy môn toán học của bé sau này.



8. Dạy bé nhân-quả: Khi mẹ báo với con “mẹ sẽ bật đèn”, rồi bật công tắc đèn nghĩa là mẹ đã dạy cho bé biết về luật nhân –quả.

9. Cù ngón chân của bé: Tiếng cười là bước phát triển đầu tiên, kích thích sự hài hước của bé. Mẹ có thể cùng bé chơi trò “heo con bé nhỏ” và kết thúc trò chơi bằng cách cù dưới cằm con.

10. Hãy làm một khuôn mặt hề: Để bé chạm vào mũi, má hoặc chạm vào lưỡi hay kéo tai mẹ. Tạo ra một tiếng động vui nhộn mỗi lần bé chạm vào mẹ.

3.Thời gian cho hai mẹ con

11. Cho con bú ngay khi đói: Thực tế nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ có chỉ số thông minh cao hơn những đứa trẻ dũng sữa ngoài. Quan trọng là, thời gian cho con bú là lúc hai mẹ con có thể gâng gũi với nhau hơn, mẹ có thể hát, nói chuyện hay đơn giản là vuốt ve mái tóc của bé.

12. Dạy bé khi thay tã: Tận dụng thời gian đó, mẹ hãy dạy con về tên các bộ phận trên cơ thể hoặc các loại quần áo.

13. Nói không với ti vi: Sự phát triển của não bé trong những tháng đầu đời không cần phụ thuộc vào tivi hay bất cứ một chương trình truyền hình nào. Do đó, cha mẹ hãy dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện giúp con nhận thức nhanh hơn.

14. Đừng quên cho con nghỉ ngơi:  Mỗi ngày, mẹ hãy dành ít phút ngồi trên sàn nhà với bé, không cần âm nhạc, ánh sáng hay bất cứ trò chơi nào. Mẹ hãy cứ để bé tự mình ngắm và ghi nhớ đồ đạc, cảnh vật xung quanh.

4. Phát triển thể chất

15. Nằm và chơi: Mẹ nằm xuống trên sàn, để bé leo trèo và bò qua người. Cách này giúp bé tăng kỹ năng phối hợp tay mắt và giải quyết vấn đề.

16. Xây dựng các chướng ngại vật: Tăng kỹ năng vận động cho bé bằng cách đặt đệm sofa, gối, hộp mềm hoặc đồ chơi trên sàn nhà và sau đó chỉ cho bé làm thế nào để bò trên, dưới và xung quanh các đồ vật.

17. Bò theo mẹ: Mẹ bò phía trước để con bò theo. mẹ nên thay đổi tốc độ nhanh, chậm để bé bò theo. Sau đó, dừng lại ở một điểm vui chơi thú vị.

5. Khám phá môi trường mới



18. Chia sẻ cảnh quan: Thỉnh thoảng mẹ nên cho bé ra ngoài đi dạo. Đặt bé ở trên địu, ngồi trên xe đẩy và cùng mẹ ra ngoài, mẹ có thể nói cho bé những gì mẹ nhìn thấy: “Đó là một con chó con” hoặc “Cái cây này to quá” hay “Con có nghe thấy còi xe cứu hỏa không”... Cách này giúp bé xây dựng vốn từ hiệu quả.

19. Đi mua sắm: Mẹ có thể đưa con tới siêu thị. Các gian hàng, âm thanh và màu sắc trong siêu thị cũng giúp bé học hỏi nhiều điều.

20. Thay đổi cảnh quan: Chuyển ghế ngồi bàn ăn của bé sang chỗ khác trên bàn ăn để bé ghi nhớ được vị trí các món ăn được đặt trên bàn ăn.

6. Chơi cùng con

21. Tạo sự ngạc nhiên cho bé: Làm bé thỏa thích bằng cách thổi nhẹ vào lông mày, cánh tay, cổ hay bụng của bé và sau đó mẹ hãy chú ý quan sát phản ứng của con.

22. Chơi trò giấu đồ: Lấy một vài hộp nhựa rỗng, giấu một đồ chơi nhỏ bé dưới một hộp nhựa. Thả các hộp nhựa vào một hộp bìa cứng và xem bé tìm đồ chơi.

23. Chơi ú òa: Trò chơi này mang tới tiếng cười khúc khích cho bé. Bé sẽ biết các đối tượng sẽ biến mất và trở lại thế nào.

24. Bé thả - mẹ nhặt: Bé có thể thích thả đồ chơi xuống sàn khi đang ngồi trên một chiếc ghế cao. Sau đó, mẹ sẽ nhặt giúp bé. Có thể trong trường hợp này bé đang thích thử nghiệm về các định luật hấp dẫn.

7. Dạy bé về chất liệu

25. Kéo giấy ăn: Nếu bé thích kéo khăn giấy ra khỏi hộp giấy, mẹ cứ để bé được vui chơi. Bé sẽ khám phá được chất liệu mềm của giấy khi kéo ra khỏi hộp. Đồng thời, giấu một đồ chơi nhỏ, cứng vào hộp khăn giấy và để bé tự tìm ra.

26. Chất liệu khác nhau: Lấy vài hộp khăn giấy rỗng, bỏ vào đó những miếng vải chất liệu khác nhau như vải len, ren, lanh. Để bé kéo vải nhẹ nhàng ra khỏi hộp hoặc mẹ cọ nhẹ từng miếng vải sạch lên má, bàn chân, bụng của bé để bé cảm nhận từng chất liệu vải.

27. Để bé chạm vào nhiều thứ: Dắt bé đi bộ quanh nhà, mẹ cầm tay bé để bé chạm tay vào cử sổ, một miếng vải mềm, một đồ chơi nhồi bông mịn và những đồ an toàn khác.

28. Để bé được chơi với đồ ăn: Khi bé đã sẵn sàng ăn bốc, cho bé một số đồ ăn có kết cấu khác nhau như hạt đỗ hấp chín, mì ống cắt ngắn, những miếng dưa hấu...Làm vậy giúp con nhanh chóng nhận biết được các loại đồ ăn.

8. Dạy bé ngôn ngữ và đếm

29. Mỗi tuần dạy bé một chữ cái: Chẳng hạn, đọc sách bắt đầu bằng chữ "a", ăn một món có chữ “a”, cắt đồ ăn nhẹ theo hình dạng chữ “a” hoặc viết chữ “a” bằng phấn lên hè.

30. Đếm tất cả mọi thứ: Đếm số khối hình mà bé đang xếp hoặc số lượng các bước chân của bé. Đếm ngón tay, ngón chân của mẹ và bé. Duy trì thói quen đếm mọi thứ cho bé sẽ giúp con tư duy tốt.

31. Đọc sách: Các nhà nghiên cứu tin rằng, bé 8 tháng tuổi có thể hiểu được trình tự của câu chuyện nếu được nghe 2-3 lần liên tiếp. Điều này được tin là sẽ giúp bé học tốt ngôn ngữ.

32. Kể chuyện: Kể một mẩu chuyện ngắn, thay thế tên nhân vật chính bằng tên bé cho vui.

33. Đi thư viện: Mẹ hãy cùng bé mua sách và tìm những cuốn sách thú vị.

9. Kích thích trí nhớ cho bé

34. Tạo album gia đình: Giữ lại những bức ảnh họ hàng, người thân và chỉ cho bé từng bức ảnh để lưu giữ hình ảnh người thân trong kí ức của bé.

35. Tạo một cuốn sách sở thú: Mẹ sưu tập những hình động vật và tạo thành một cuốn album. Sau đó, đọc lại cho bé nghe, gọi tên, mô tả đặc điểm vào những câu chuyện với từng con vật.

36. Cho bé xem video: Những video quay cảnh bé biết lẫy, biết bò, đang tắm hoặc chơi cùng ông bà.

37. Chơi trò nhận diện: Đặt một số ảnh ông bà, bố mẹ lên sàn nhà và để bé tìm ảnh của từng người. Trò chơi này giúp bé sớm nhận diện được mọi người xung quanh.

10. Những lời khuyên phát triển khác

38. Khuyến khích đặt câu hỏi: Tìm những chi tiết nhỏ trong bức ảnh và khuyến khích bé đặt câu hỏi.

39. Cho bé tự quyết: Đặt ra các món đồ khác nhau và cho bé được quyền tự lựa chọn thứ mà con thích.

40. Ăn mặc: Cho bé chơi cùng sơmi cũ của bố, chơi cùng khăn quàng, mũ, găng tay cũ của mẹ. Đặt ra những tình huống giả vờ và để bé sáng tạo.

41. Chơi lại lần nữa: Với những đồ chơi bé làm hỏng, đừng vội bỏ đi vì bé có thể chơi đồ chơi hỏng theo cách riêng của bé, miễn là chúng an toàn.

42. Nói chuyện với bé: Trò chuyện với bé xem hôm nay bé có gì vui hay buồn, điều gì làm bé hạnh phúc và tức giận? Việc làm này sẽ giúp bé nhớ lại những sự kiện trong ngày, hiểu được khái niệm quá khứ và gọi tên đúng cảm xúc của con.

43. Hình ảnh và thực tế: Chỉ cho bé thấy một số côn trùng vô hại (dế, bướm, bọ rùa) trong sách (tạp chí) sau đó, đi tới công viên để tìm chúng.

44. Tìm màu: Mẹ gợi ý để bé tìm những thứ có màu xanh khi hai mẹ con đi xe bus hoặc đi du lịch. Sau đó, để bé chọn một màu khác và hai mẹ con tiếp tục tìm kiếm.

45. Cho bé làm những việc nhỏ: Bé có thể biết dọn đồ chơi, phân loại quần áo của bé. Việc này giúp xây dựng ý thức tự giác cho bé trong tương lai.

46. Học về khối lượng: Đây cũng là một cách hữu hiệu mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ thông minh. Xếp vài cái cốc có kích thước khác nhau, để bé đong nước từ cốc này sang cốc kia. Dạy bé phân biệt ít – nhiều, đầy – vơi, cốc lớn – cốc nhỏ...

Theo Thanh loan (Parents) (Khám phá)

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

“Qui tắc vàng” khi chăm trẻ sốt tại nhà

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ, vậy nhưng đa số các bà mẹ trẻ vẫn luôn lúng túng, bối rối khi phải xử trí mỗi khi tình huống này xảy ra. Có người vội vàng mặc thêm cho bé cái áo, bên ngoài lại quấn thêm cái khăn lông dày làm cho trẻ càng nóng hơn. Bà mẹ khác thì dùng nước bỏ đá cục vào để lau mát hạ sốt cho bé. Chăm sóc trẻ bị sốt sai cách có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Xin mách mẹ những qui tắc vàng khi chăm trẻ sốt tại nhà

Nhiệt độ cơ thể trẻ không phải cứ cao là sôt



Nhiệt độ bình thường cơ thể trẻ sơ sinh đo ở nách là 36 ℃ ~ 37 ℃, nhiệt độ đo ở trực tràng sẽ cao hơn nhiệt độ nách 0,5 ℃ ~ 1 ℃. Nhưng những con số này không phải là tiêu chuẩn hoàn toàn chính xác, mỗi bé có một nhiệt độ cơ thể tiêu chuẩn riêng, nhiệt độ hàng ngày có thể dao động là hoàn toàn bình thường. Thậm chí nhiệt độ cơ thể bé còn ảnh hưởng theo mùa. Nói chung, vào buổi chiều và buổi tối nhiệt độ cơ thể các em bé sẽ cao hơn so với buổi sáng 0.3 ℃ ~ 0,5 ℃. Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể trẻ trong mùa hè sẽ cao hơn một chút so với mùa đông. Chính vì vậy, nếu thấy con có mức nhiệt hơi tăng so với bình thường, chị em cũng đừng vội nghĩ trẻ đã bị sốt.

Trẻ chỉ bị sốt khi:

- Nhiệt độ bên trong hậu môn cao hơn 38°C (100.4F)

- Nhiệt độ ở miệng cao hơn 37.8°C (100F)

- Nhiệt độ ở nách cao hơn 37°C (99F)

- Nhiệt độ ở tai cao hơn 38°C (100.4F). (Cách đo này không khả thi với các bé dưới 6 tháng tuổi)

- Nhiệt độ đo bằng núm vú giả cao hơn 37.8°C (100F). (Nhiệt kế núm vú sẽ chính xác hơn với trẻ trên 3 tháng tuổi).

Làm thế để đo nhiệt độ chính xác



Đo nhiệt độ ở nách được coi là cách đo lường tương đối chính xác và ổn định. Nhiệt độ trán, nhiệt độ tai, nhiệt độ miệng và nhiệt độ trực tràng (hậu môn) cũng có thể được sử dụng để xác định. Khi đo nhiệt độ cho trẻ sơ sinh, mẹ nên thực hiện theo qui trình sau:

- Cố gắng làm cho em bé bình tĩnh lại, giữ con ngồi trên đùi mẹ.

- Nhiệt kế đặt lại về mức dưới 35 sau ℃

- Nhẹ nhàng đặt đầu cặp nhiệt độ vào nơi cần đo, chờ ít nhất 3 phút hoặc cho đến khi nhiệt kế phát tín hiệu (đối với những nhiệt kế điện tử), để đo nhiệt độ một cách chính xác.

Lần đầu tiên con sốt, giải quyết thế nào?

Qui tắc quan trọng nhất khi ứng phó với trẻ bị sốt là: hạ sốt bằng thuốc và nhanh chóng lám mát cơ thể.

Nhiệt độ dưới 38 ℃: Mẹ không cần quá cố gắng làm mát cho con, chỉ lưu ý cho nhiều nước hơn bình thường là được. Cũng không cần uống thuốc hạ sốt, nhiệt độ sẽ từ từ giảm xuống.

Nhiệt độ đạt đến hoặc vượt quá 38,5 ℃: Điều trị trẻ sốt ở giai đoạn này quan trọng nhất và trực tiếp nhất là mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Thuốc hạ sốt hiện nay cho trẻ sơ sinh có hai loại chính là hạ sốt đường uống và hạ sốt theo đường đặt hậu môn. Tùy tình hình riêng của bé mà mẹ có thể lựa chọn. Những thuốc hạ sốt được các mẹ Việt lựa chọn phổ biến là

Paracetamol: Liều thường dùng 10-15 mg/kg cân nặng mỗi lần. Có thể lặp lại mỗi 6 giờ nếu trẻ vẫn còn sốt cao)

Ibuprofen: Liều thường dùng 5-10 mg/kg/lần, mỗi lần cách 6-8 giờ.

Chăm sóc trẻ bị sốt lần lưu ý qui tắc gì?

Sau khi hạ sốt cần lưu ý hai qui tắc tiếp theo: một là tiếp tục cho trẻ uống thật nhiều nước và thứ hai, không quấn, ủ, cho trẻ mặc nhiều quần áo, chăn, khăn…

- Khi trẻ bị sốt, sự trao đổi chất ở cơ thể mẹ sẽ  tiêu thụ một lượng lớn nước. Trong khi đó vì đau họng hoặc khó chịu, bé lại không muốn uống nước, kết quả là lượng nước trong cơ thể trẻ ngày một thiếu hụt. Them vào đó, để thuốc hạ sốt phát huy hiệu quả, nó cũng cần phải được hoạt động trong một môi trường cơ thể có nước. Chính vì vậy việc mất nước khi sốt còn cản trở khả năng hạ sốt của cơ thể. Chính vì vậy, mẹ cần đảm bảo phải cho con uống nước thật đầy đủ, kể cả trong trường hợp bé không muốn.

- Điểm thứ hai cần lưu ý: không phải con sốt là càng ủ con, quấn con trong tầng tầng lớp lớp áo quần. Nhiều cha mẹ thấy con sốt hay ớn lạnh và nghĩ cần phải ủ ấm bé. Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm. Khi sốt, mẹ nên chỉ cho bé mặc một bộ quần áo mỏng, thoát để nhiệt độ cơ thể có thể tản ra, hạ xuống nhanh chóng hơn.

Qui tắc làm mát vật lý cho trẻ

Thường khi trẻ ốm, cha mẹ đừng nên kiêng tắm cho con mà càng phải chú ý lau người, thậm chí tắm nhanh cho bé cũng là cách tạo hiệu quả làm mát rất hiệu quả. Phòng tắm cho con nên duy trì nhiệt độ nước tắm thích hợp, thời gian tắm không qua 10 phút. Sau mỗi lần tắm hay lau người toàn thân, nhiệt độ cơ thể bé thường sẽ giảm 1 ℃ ~ 2 ℃. Tuy nhiên mẹ lưu ý khi tắm xong cần ngay lập tức làm khô tóc và cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh. Phương pháp này trái với suy nghĩ thông thường nhưng thực chất lại là một cách làm vô cùng khoa học.

Băng dán lạnh hạ sốt hay chườm đá lạnh lên tránh trẻ thường được chị em sử dụng như một phương pháp làm mát nhưng thực sự hiệu quả hạ sốt của cách làm này hoàn toàn không có

Trẻ sốt như thế nào thì cần đi khám bác sỹ?

Nếu trẻ bị sốt vào ban đêm, mẹ có thể áp dụng các biện pháp hạ sốt tại nhà và quan sát phản ứng, tình trạng để quyết định sáng hôm sau có nên đi viện không.

Nhưng với trẻ dưới 3 tháng tuổi, sốt đã hơn 38 ℃, kèm các biểu hiện như mắt lờ đờ, hôn mê, xanh xao, nôn mửa liên tục, không chịu ăn thì mẹ nên cho bé vào viện ngay lập tức, bất kể ngày đêm.

Ngoài ra, với trẻ ở các độ tuổi khác, sau khi uống thuốc hạ sốt mà không thay đổi, sốt lâu kéo dài kèm các triệu chứng đau tai, ho nặng, đau họng hoặc đau tiết niệu...cũng cần phải đi khám ngay.

Theo C.Bon/ theo sn (khampha.vn

5 sai lầm phổ biến của mẹ khi dùng bỉm cho con

Thời tiết trở lạnh là lúc các mẹ thi nhau đi mua bỉm, tã về cho con dùng. Đóng bỉm mùa lạnh một phần giúp con ấm hơn và tránh không để con làm bẩn giường chiếu. Tưởng chừng như đây là một công việc đơn giản, nhưng không ít các bà mẹ đã vi phạm một số điều cấm khi dùng bỉm cho con. Chính vì sự chủ quan, thiếu hiểu biết cộng thêm việc tiết kiệm mù quáng của mẹ đã vô tình khiến con chịu bệnh.



Dưới đây là một số sai lầm khi dùng bỉm cho trẻ mà các mẹ thường mắc và tự hỏi xem liệu mình đang có phải là người mẹ thiếu hiểu biết hay không.

1. Mua bỉm trần cho con dùng

Trong mùa lạnh, đóng bỉm cho con là sự lựa chọn được nhiều bà mẹ tin dùng. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một nhiều của các bà mẹ, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bỉm, tã giấy với nhiều loại sản phẩm trong nước và nhập khẩu. Bên cạnh đó, ngoài những sản phẩm chính hãng thì còn có sự hiện diện của nhiều loại không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hạn sử dụng, nhập nhèm về chất lượng.

Trong đó các sản phẩm bỉm “vô danh” thì bỉm trần được nhiều mẹ tin tưởng và lựa chọn.  Với tâm lý ham rẻ, nhiều chị em đã đổ xô đi tìm mua ở các đại lý, các gian hàng online mà không cần biết xuất xứ, nguồn gốc cũng như chất lượng của sản phẩm. Việc các mẹ lựa chọn các sản phẩm bỉm trần với hi vọng tiết kiệm một khoản cho gia đình nhưng lại vô tình làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của trẻ, hay nói cách khác là các mẹ đang bán sức khỏe của con cho những miếng bỉm vô danh.

Các mẹ ham rẻ cần biết rằng việc sử dụng những sản phẩm kém chất lượng có thể khiến con mắc nhiều loại bệnh. Nhẹ thì nổi mẩn, ngứa ngáy, kích ứng da. Nặng thì viêm loét mãn tính, truyền bệnh ngược từ bên ngoài vào trong cơ thể, gây vô sinh, bệnh lâu ngày phát triển thành ung thư da, viêm nhiễm nặng cơ quan sinh dục.

2. Cho con mặc bỉm cả ngày



Nhiều bà mẹ vẫn sẵn sàng cho con mặc 24/24, vì nghĩ rằng việc đó sẽ tiện lợi và giúp trẻ có thể thoải mái hoạt động cả ngày. Điều này rất nguy hiểm vì bỉm để lâu có thể gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé. Mặc bỉm quá lâu không những khiến trẻ cảm thấy bức bối, dễ bị hăm. Trẻ đóng bỉm suốt ngày bị dính nước tiểu dễ bị lở loét, ảnh hưởng xấu tới da và sức khỏe.

Cho trẻ dùng bỉm cả ngày hoặc trong thời gian dài sẽ gây cho trẻ một thói quen xấu là nếu buồn thì cứ bài tiết tự động trong bỉm. Nếu vấn đề này kéo dài dần dần trẻ sẽ mất phản xạ gọi để báo cho cha mẹ lúc cần đi khi đã biết nói. Kết quả là trẻ có thể đi tiểu không kiểm soát được hoặc hay bị tè dầm khi lớn.
Đặc biệt, việc dùng bỉm thường xuyên kéo dài ở bé trai còn gây hại cho tinh hoàn. Đeo bỉm thường bị kín hơi, lại bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ tăng lên, trong khi đó nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn bé trai là vào khoảng 34 độ C. Khi nhiệt độ tăng lên tới 37 độ C và nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn trong việc sản xuất tinh trùng sau này.

3. Chọn bỉm không đúng kích cỡ

Sản phẩm bỉm vô cùng đa dạng từ chủng loại, màu sắc, họa tiết... Tiêu chuẩn chọn bỉm cho bé dựa vào: lứa tuổi, kích cỡ, cơ địa. Do đó, khi đi mua bỉm các bà mẹ nên nhớ, trên bao bì của mỗi bịch bỉm đều có ghi size bỉm tương ứng với mức cân nặng của trẻ. Có nhiều bà mẹ suy nghĩ cho con mặc bỉm size rộng thì trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Hoặc cho con mặc bỉm quá chặt để nước tiểu không chảy ra ngoài. Tuy nhiên việc mặc bỉm quá rộng hoặc quá chật là một sai lầm khi dùng bỉm cho trẻ.

Khi mặc bỉm size lớn, bỉm sẽ không ôm khít được háng bé khiến cho nước tiểu có thể tràn ra ngoài. Còn nếu mặc bỉm size nhỏ, điều này sẽ khiến trẻ không thoải mái và khó chịu. Vì vậy, để tiện lợi và an toàn nhất cho trẻ, mẹ nên chọn loại theo đúng lứa tuổi, cân nặng của trẻ. Tuyệt đối không mua size to để tái sử dụng. Cùng một thời điểm không mua quá nhiều bỉm, vì trẻ con thường lớn rất nhanh.

4. Đóng bỉm sai cách

Với các mẹ thiếu kinh nghiệm, lần đầu đóng bỉm cho con vẫn còn lóng ngóng và chưa thành thạo nên không tránh khỏi việc đóng bỉm sai cách cho con. Các mẹ cần biết, với bé trai và gái thì cần có cách đóng bỉm khác nhau.

Đóng bỉm cho bé trai: Các mẹ nhớ chú ý vùng kín của con khi đóng bỉm. Với các bé trai, khi đóng bỉm mẹ hãy để bộ phận sinh dục của con chúi xuống để khi đi tiểu, nước tiểu sẽ không bị trào ra ngoài. Ngoài ra, các bé trai thường bị ướt ở phần trước của tã nên khi mua, mẹ nên lựa chọn loại bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước.

Đóng bỉm cho bé gái: Đặc điểm của các bé gái khi đi tiểu thường ướt ở giữa hoặc phía sau của tã nên mẹ cần chọn loại bỉm có độ dày tập trung ở vị trí con có thể tiểu nhiều nhất.



5. Không chịu thay bỉm thường xuyên cho con

Có nhiều mẹ thiếu kinh nghiệm, chờ tã giấy đã thấm sũng rồi mới thay cho bé, nó vô tình tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn phát sinh, gây hại cho làn da của bé. Nếu bé mới sinh, mẹ có thể thay tã cho bé sau 2 tới 3 giờ đồng hồ. Còn nếu dùng tã quấn thì có thể để từ 3 tới 4 tiếng.

Trên đây là một số sai lầm khi dùng bỉm cho trẻ mà các mẹ hay mắc phải. Các thiên thần nhỏ của chúng ta còn quá bé để có thể tự lên tiếng tự lựa chọn sản phẩm ưa thích của bản thân mình. Trong hoàn cảnh đó, sức khỏe và sự thoải mái của các bé hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích, niềm tin, sự lựa chọn, kinh nghiệm và vốn hiểu biết của bố mẹ. Chính vì vậy, các mẹ trước khi đưa ra một quyết định gì hãy chú ý và quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và độ an toàn của trẻ.

Theo Thanh Loan (Khám phá)

Phẫn nộ bé 3 tuổi bị cô giáo đánh lằn mông chỉ vì đi vệ sinh nhiều lần

Hình ảnh đau lòng về em bé 3 tuổi bị cô giáo đánh lằn mông chỉ vì đi vệ sinh nhiều lần ở trường Mầm non Quy Nhơn đang gây bức xúc trong dư luận.



Như tin tức báo Đời sống và Pháp luật đã đưa, theo phản ánh của chị P.T.H.T. - mẹ cháu bé (28 tuổi, ở đường Hải Thượng Lãn Ông, TP.Quy Nhơn, Bình Định), chiều ngày 25/12, sau khi chị đón bé M. từ trường Mầm non Quy Nhơn về nhà thì con trai chị có những biểu hiện thất thường như mặt tái xanh, mồ hôi đổ nhiều, bụng chướng căng cứng. Lo sợ con trai có chuyện gì nên gia đình chị T. đã gặng gỏi mãi thì cháu mới bảo là đau.

Hình ảnh mông lằn đỏ của bé 3 tuổi bị cô giáo đánh đang gây bức xúc dư luận.

“Khi tôi cởi quần cháu ra thì thấy mông cháu có nhiều vết lằn đỏ giống như bị đánh bằng thước. Nghĩ cháu có khả năng bị táo bón nên chúng tôi vội vàng đi mua thuốc bơm, bé mới có thể đi vệ sinh được”, chị T. kể lại.

Được biết, người đánh cháu bé 3 tuổi là cô giáo Nguyễn Thị Quyên. Theo lời giải trình của cô Quyên, trưa hôm đó bé M. không chịu đi ngủ mà cứ đi ra đi vào nhà vệ sinh nhiều lần (cứ 2 phút đi 1 lần), nóng ruột vì cháu bé mới vừa khỏi ốm, sợ cháu nghịch nước sẽ bị ốm trở lại nên cô mới dùng tay phát vào mông cháu bé một cái chứ không phải dùng thước vì trường không cho sử dụng thước trong lớp học.



Mặc dù vậy, nhìn hình ảnh mông lằn đỏ của em bé 3 tuổi, ai nấy đều cảm thấy xót xa, bức xúc trước hành động của cô giáo.

Facebooker Luong Phuc Du thương: “Nhìn bé mà đau xót quá”. Nickname Man Hoang bình luận: “Không có tình yêu con trẻ thì đừng trông trẻ nói gì mong là người mẹ tốt”. Facebooker Thanh Thuy bức xúc: “Sao lại đánh con trẻ vậy trời, biết rằng thương cho roi cho vọt nhưng như này là hơi quá”.
Bên cạnh đó facebooker Tinh Nguyen chia sẻ: “Bé mới ba tuổi biết gì đâu mà đánh, thương cho bé và cũng đáng trách với cách Giáo dục của cô giáo trực tiếp quản lý bé”.

Câu chuyện trên cũng như hình ảnh mông lằn đỏ của em bé 3 tuổi hiện vẫn đang được cộng đồng mạng chia sẻ và dành những bình luận bày tỏ sự bức xúc.



Uống nước tỏi mật ong, con hết ho tức thì

Từ ngày tình cờ phát hiện ra công thức trị ho cho trẻnày, mỗi khi con bị ho hắng, sổ mũi hay cảm lạnh…lòng em chẳng còn nóng như lửa đốt.
....
Em vỡ ối, chuyển dạ sớm nên con phải sinh mổ, lại đúng đợt gió mùa đông bắc rất lạnh. Có lẽ cũng vì lý do đó nên ngay từ lúc mới sinh, hệ hô hấp của Nhím đã kém hơn các bạn. Không cứ mùa đông hay mùa hè, hầu như cứ 1,2 tháng con lại bị ho một lần, mỗi lần kéo dài cả tuần, thậm chí cả tháng mới hết. Đến nay đã được gần 2 tuổi, em đếm không hết bao nhiêu lần Nhím phải đi khám, uống đủ loại siro và thậm chí cả kháng sinh mà bác sỹ kê.




Đợt này thời tiết miền Bắc trở lạnh, hầu hết các bạn nhỏ đều bị ho, sổ mũi nên Nhím cứ khỏi được 4,5 ngày thì đi mẫu giáo lại bị lây bạn. Bao nhiêu mẹo trị ho dân gian để cả những loại siro đắt tiền của Nhật, Pháp, Mỹ…em đều đã thử qua cho con. Vậy nhưng Nhím uống hết nguyên lọ mà tình hình vẫn không thấy đỡ. Nhìn con ho đỏ bừng mặt, cả đêm cứ đang ngủ lại bật dậy ho rồi khóc, đờm trong họng nghe đặc quánh mà không thể tự thải ra, cả gia đình em lo lắng mất ăn mất ngủ. Ông bà và chồng cứ giục giã đưa con đi khám nhưng em thì chần chừ không muốn. Nhím đi khám cũng đã nhiều nơi, đơn thuốc vẫn vậy: siro ho và kháng sinh. Em không muốn con phải tiếp tục như vậy.
Uống nước tỏi mật ong, con hết ho tức thì - 1
Mùa đông, tháng nào con cũng ho, sổ mũi mất 1,2 tuần (ảnh minh hoạ)
Đêm hôm ấy, nửa đêm đang ngủ, Nhím lại tỉnh giấc, ho liên tục 15 phút không nghỉ. Nhớ đến lọ siro tự chế bằng hành tỏi mật ong theo công thức của mẹ Tây mà có lần em tình cờ đọc được, đã tự làm mà chưa dám cho con uống vì sợ mùi hăng con không chịu, em quyết định lấy ra cho Nhím thử xem sao. Kết quả thật bất ngờ, sau khi uống một thìa “thuốc lạ” của mẹ, Nhím đột nhiên ho rồi sặc ra một cục đờm rất to. Tối đấy, con ngủ ngon hẳn không còn một tiếng động nào suốt đêm. Uống thêm 2 ngày nữa thì hầu như mọi triệu chứng hắt xì, chảy nước mũi, ho đờm của con gần như hết hẳn.



Từ ngày tình cờ phát hiện ra công thức này, mỗi khi con bị ho hắng, sổ mũi hay cảm lạnh…lòng em chẳng còn nóng như lửa đốt, cứ thong thả “chế thuốc ho” rồi cho con uống, hầu như không lần nào Nhím ho quá 3 ngày. Bản thân Nhím cũng rất thích uông “thuốc ho” này vì nó không hề có mùi hành, tỏi như em vẫn lo. Tuy nhiên để đảm bảo, sau khi ngâm xong, em luôn cẩn thận chắt nước riêng, hành tỏi bỏ đi để con không phát hiện ra.

Công thức này em đã mách cho nhiều người để trị ho cho trẻ, đều rất hiệu nghiệm. Chị em đang có con bị ho cùng thử xem sao nhé!

- Hành tím 1 củ
- Tỏi nhỏ 2 củ hoặc tỏi to 1 củ
- Hành tỏi bóc vỏ rửa sạch, thái khoanh tròn.
Uống nước tỏi mật ong, con hết ho tức thì - 2
Hành tỏi bóc vỏ rửa sạch, thái khoanh tròn.
- Cho hành tỏi đã thái vào lọ, đổ mật ong ngập miệng rồi ngâm qua đêm hoặc 12 tiếng.
Uống nước tỏi mật ong, con hết ho tức thì - 3
Cho hành tỏi đã thái vào lọ
Uống nước tỏi mật ong, con hết ho tức thì - 4
Đổ mật ong ngập miệng rồi ngâm qua đêm hoặc  8 -12 tiếng
- Chắt hành tỏi bỏ đi, lấy nước siro cho con uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cafe. Bảo quản trong nhiệt độ phòng.
Uống nước tỏi mật ong, con hết ho tức thì - 5
Nước hành tỏi mật ong cho con uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cafe
Chúc mẹ thành công!



Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Kiêng gì khi đang nuôi con bằng sữa mẹ?

Mẹ cho con bú cần phải ăn uống tốt. Một chế độ ăn cân bằng với những món bạn yêu thích là tốt nhất, nhưng có một số loại thực phẩm khá ngon lành với mẹ nhưng lại không thân thiện với em bé. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến mùi vị sữa mẹ mà còn có thể khiến bé khó chịu, nôn trớ, đau bụng, nổi mẩn và táo bón…

Cà phê

Không chỉ cà phê, khi bạn uống bất cứ đồ uống có chứa caffeine thì bạn cũng đồng thời cho con mình nạp caffeine qua sữa mẹ. Cơ thể bé lại không thể đào thải caffeine nhanh và hiệu quả như người lớn nên bé tiếp nhận quá nhiều caffeine qua sữa mẹ sẽ dễ bị kích thích, khiến bé trở nên cáu kỉnh, bứt rứt và không ngủ được. Giải pháp là nên giảm tối đa thức uống chứa caffeine trong thời gian cho bú. Bạn quá mệt mỏi ư, cà phê không hiệu quả tuyệt vời như bạn nghĩ đâu, còn một đứa trẻ quấy khóc mãi không chịu ngủ còn khiến bạn mệt hơn nhiều.



Sô-cô-la

Nếu đây là thứ đồ ngọt ghiền của bạn, hãy cẩn thận vì sô-cô-la cũng chứa caffeine như cà phê và trà, dù không nhiều (khoảng 30g sô-cô-la đen chứa từ 5-35mg caffeine, so với 135mg caffeine trong 1 tách cà phê đen). Nếu bạn nghi ngờ việc nhấm nháp sô-cô-la của mình làm bé con khó chịu, hãy thử… nhịn vài hôm xem tình hình có khá hơn không nhé!

Trái cây họ cam chanh

Một số chất được tìm thấy trong trái cây họ cam chanh có thể gây kích thích đường ruột còn non nớt của bé, khiến bé khó chịu, nôn trớ và có thể hay bị hăm tã hơn. Nếu việc giảm tiêu thụ các loại trái cây này có hiệu quả, hãy bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C khác để bù đắp dinh dưỡng cho bạn (và cũng là cho con), chẳng hạn đu đủ và xoài.

Bông cải xanh

Các loại bông cải (xanh và trắng) được cho là loại rau sinh hơi đường ruột khiến em bé bị đầy hơi và quấy khóc. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều mẹ không đồng ý với ý kiến này. Hãy ngừng ăn bông cải xanh vài hôm và giải quyết tình hình đầy bụng khó tiêu của bé đã. Sau đó, bạn có thể ăn lại bông cải được hấp chín từng khẩu phần nhỏ để có thể theo dõi phản ứng của bé trước sự thay đổi thành phần thức ăn của mẹ. Nên trvớiánh ăn bông cải xanh sống trong các món salad.

Thức uống có cồn

Thỉnh thoảng nhấp một hớp bia hoặc rượu vang trong bữa tối thì chẳng hề gì, nhưng dùng thức uống có cồn hàng ngày sẽ gây ra ít nhiều rủi ro cho em bé, cụ thể bé có thể bị uể oải, buồn ngủ cả ngày, ngủ sâu và nhiều quá mức, tăng cân bất thường và người mẹ giảm phản xạ tiết sữa. Nếu bạn uống các loại thức uống này chỉ để xoa dịu căng thẳng, hãy nhớ là có nhiều cách khác để thư giãn như tắm, massage hoặc uống một chén trà cúc.



Thức ăn cay nồng

Các món ăn sẽ ngon hơn nếu có chút cay cay tê tê nơi đầu lưỡi, nhưng mẹ biết không, chẳng em bé nào lại thích ớt cả. Mẹ ăn cay có thể khiến em bé bú mẹ khó chịu và bứt rứt trong nhiều giờ. Vậy làm sao để tăng hương vị món ăn cho mẹ mà không làm bé khó chịu? Hãy dùng gừng để tạo vị thơm cay, và gừng lại có tác dụng làm dịu tiêu hoá cho bé nữa đấy.

Tỏi

Lại một loại gia vị nêm tuyệt vời cho mẹ nhưng con không thích chút nào. Mẹ ăn thức ăn nhiều tỏi khiến sữa mẹ cũng có mùi tỏi thoang thoảng (mùi tỏi có thể nhiễm vào sữa mẹ khoảng 2 giờ sau bữa ăn). Bé con của bạn dễ dàng nhận thấy mùi này và khó chịu ra mặt khi vú mẹ có mùi tỏi.

Ở 2 nền ẩm thực sử dụng nhiều tỏi trong nấu ăn, có 2 cách phản ứng khác nhau với vấn đề mùi sữa mẹ khi mẹ ăn tỏi. Tại Ý, các bà mẹ cho con bú được khuyên bỏ tỏi trong thời gian cho con bú; còn ở Ấn Độ, các bà mẹ cho con bú còn được khuyên ăn tỏi như bình thường để “luyện” khẩu vị cho các em bé sẽ lớn lên trong một nền ẩm thực đậm đà gia vị. Vì tỏi là loại thực phẩm quý có giá trị chữa bệnh tự nhiên, bạn hãy cân nhắc để chọn giải pháp an toàn của người Ý hay giải pháp mạo hiểm của người Ấn nhé!

Đậu phộng

Nếu bạn có người thân trong gia đình dị ứng với đậu phộng, hãy cẩn thận khi ăn đậu phộng trong thời gian cho bú, vì bé có khả năng sẽ là người tiếp theo trong gia đình bị dị ứng đậu phộng, và phản ứng dị ứng ở trẻ sơ sinh cũng thường nguy hiểm và đáng sợ hơn ở người lớn.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên bạn nên tránh ăn đậu phộng trong thời gian cho bú và không cho bé ăn đậu phộng trong 1-2 năm đầu đời để giảm nguy cơ hình thành cơ địa dị ứng thức ăn.



Bột mỳ

Nếu bạn ăn bánh mỳ hoặc một đĩa mỳ ống trước khi cho con bú và kết quả là em bé có những triệu chứng như khóc quấy, đau hoặc đi tiêu phân lẫn máu, điều đó có thể là dấu hiệu con bạn bị dị ứng lúa mỳ. Để kiểm tra bé có dị ứng bột mỳ không, hãy loại thức ăn từ bột mỳ khỏi chế độ ăn của mẹ trong 2-3 tuần và theo dõi xem các triệu chứng của bé có cải thiện không. Nếu các triệu chứng của bé được cải thiện hoặc biến mất hoàn toàn, bạn có thể xác định được thủ phạm gây dị ứng cho con. Nếu không, hãy tiếp tục loại bỏ dần từng loại thực phẩm (lưu ý chỉ loại bỏ một loại thực phẩm trong chế độ ăn tại một thời điểm để có thể xác định được nguyên nhân dị ứng).

Chế phẩm từ sữa

Trẻ sơ sinh không bị dị ứng sữa mẹ nhưng có thể bị dị ứng sữa bò qua sữa mẹ nếu người mẹ uống hoặc ăn các chế phẩm từ sữa bò trước khi cho con bú. Triệu chứng dị ứng sữa bao gồm khóc dạ đề và nôn trớ, mất ngủ, và phát ban eczema – ban dát dạng mảng đỏ, sần, khô và có thể bị trợt loét gây đau đớn.

Cách kiểm tra dị ứng tương tự như trên. Ngoài dị ứng sữa bò, một số trẻ sơ sinh còn bị dị ứng sữa dê, sữa cừu và thậm chí cả thịt bò trong chế độ ăn của người mẹ.

Bắp ngô

Dị ứng ngô (bắp) thường gặp ở trẻ ở nhóm tuổi lớn hơn, nhưng nếu bạn nhận thấy bé tỏ ra khó chịu và quấy khóc hơn bình thường sau khi bạn chén một trái bắp nướng hoặc một chén chè bắp ngon lành trong một buổi chiều cuối năm se lạnh, hãy nghi ngờ khả năng đó và kiểm tra dị ứng tương tự như với các loại thực phẩm khác đã nêu.

Hải sản có vỏ cứng

Trong những gia đình có “truyền thống” dị ứng hải sản, em bé sinh ra dễ có nguy cơ cũng dị ứng hải sản, và thể hiện các triệu chứng dị ứng khá sớm. Nếu bạn vẫn có thể ăn tôm cua bình thường trong khi chồng bạn bị dị ứng với bất cứ sinh vật có vỏ nào từ biển cả, hãy “cai” hải sản trong thời gian cho bé bú nhé!

Trứng

Dị ứng trứng (thường là nhạy cảm với lòng trắng trứng) thường khó phát hiện do trứng xuất hiện trong thành phần của rất nhiều loại thức ăn. Nếu mẹ nghi ngờ bé bị dị ứng thực phẩm trong thời gian bú mẹ, tốt nhất hãy loại bỏ các thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất như sữa bò, đậu nành, lòng trắng trứng, bột mỳ, đậu phộng và hải sản ra khỏi bữa ăn của mình. Sau 2 tuần, lần lượt ăn lại từng loại thực phẩm trên, mỗi loại cách nhau 4 ngày để đánh giá các triệu chứng của bé.

Đậu nành

Tin xấu cho các bà mẹ có con bị dị ứng sữa bò là một số bé trong nhóm này cũng có biểu hiện dị ứng đạm đậu nành. Để giảm nguy cơ dị ứng đậu nành, bạn có thể ăn đậu nành lên men như tương, miso, đậu hũ.



Cá thường không gây dị ứng (trừ một số loại cá biển lớn như cá ngừ) nhưng nguy cơ nhiễm độc thuỷ ngân có thể truyền qua sữa mẹ (tương tự như mối lo ngại khi ăn cá biển trong thai kỳ). Vì vậy, hãy tiếp tục duy trì việc kiểm soát ăn cá biển ở mức tối đa 350g / tuần như khi bạn mang thai nhé!

Lá bạc hà cay

Bạc hà thơm mát với cảm giác hăng dịu có tác dụng làm dịu căng thẳng rất tốt, nhưng tiếc thay thảo dược họ bạc hà gây giảm tiết sữa, thậm chí trà bạc hà còn là liệu pháp tự nhiên để cắt sữa khi bạn có nhu cầu cai sữa mẹ cho bé. Thay cho những tách trà bạc hà ấm áp chiều đông, bạn có thể uống trà cúc với tác dụng giảm stress tương tự mà không gây ảnh hưởng cho nguồn sữa mẹ quý giá của bạn.Rau mùi tâyCũng liên quan đến họ bạc hà, lá mùi tây có thể làm giảm lượng sữa mẹ nếu bạn ăn với lượng lớn. Nếu bạn thích dùng các liệu pháp thảo dược, hãy kiểm tra trong thành phần không chứa một lượng đáng kể rau mùi tây. Tuy nhiên, trừ khi bạn dùng sinh tố mùi tây, khá ít khả năng bạn ăn nhiều mùi tây quá mức nếu chỉ điểm vài nhánh trong món xào hoặc salad trong vài bữa ăn tối. Hãy theo dõi lượng sữa mỗi ngày để phát hiện ngay nếu có dấu hiệu giảm lượng sữa.

Phòng và chữa đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Mọi em bé đều bị đầy hơi. Nhưng nhiều các bố mẹ trẻ sẽ không ngờ bé lại đầy hơi nhiều thế và vấn đề này gây ra bao lo lắng cho bố mẹ cũng như phiền toái cho bé cưng. Các triệu chứng đầy hơi ở trẻ sơ sinh bao gồm: ợ hơi, trướng bụng, "xì hơi", đau bụng và tất nhiên là khóc.

Thông thường, đầy hơi ở trẻ sơ sinh không phải là dấu hiệu của một vấn đề gì nghiêm trọng. Và thường thì việc bố mẹ lo con mình đầy hơi quá nhiều cũng là thừa. "Xì hơi" từ 14-23 lần mỗi ngày là bình thường đối với cả người lớn và trẻ em. Nhưng dù sao thì vẫn có cách để bạn phòng đầy hơi quá mức và giúp con "thoát hơi" dễ dàng hơn.




Nguyên nhân gây đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Hơi ứ ở ruột thường gây ra do:

  • Bé nuốt không khí vào bụng.
  • Sự phân rã bình thường của thức ăn không tiêu hoá hết.


Vì các bé sơ sinh khóc nhiều hơn các bé lớn hơn và người trưởng thành nên một cách tự nhiên bé sẽ nuốt nhiều không khí hơn và tạo thành nhiều hơi trong bụng hơn. Bé sơ sinh cũng khó khăn hơn để tống hơi thừa khỏi bụng hơn so với bé lớn và chúng ta.

Bạn có thể làm gì để giúp bé làm điều đó dễ dàng hơn?

Đầu tiên, hãy chấp nhận là bé không nhất thiết phải khó chịu như bạn nghĩ. Nếu bé nhìn chung vẫn vui vẻ và chỉ nhăn nhó vài giây khi "xì hơi", đó là dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Cả khi bé có vẻ rặn đỏ mặt và phát ra tiếng khi "xì hơi", điều đó cũng không hẳn đã làm phiền bé cho lắm. Nếu bé vẫn thoải mái khi không trung tiện và không quá khó chịu khi "xì hơi", điều đó có nghĩa là không có vấn đề gì phải lo lắng cả.

Đừng nhẫm lẫn tình trạng đầy hơi với hội chứng trẻ sơ sinh khóc quấy do đau bụng (dân gian còn gọi là khóc dạ dề). Đầy hơi không gây đau bụng và khóc quấy dai dẳng, mặc dù các bé này có thể nuốt nhiều không khí trong lúc khóc, dẫn đến đầy hơi. Và dù đầy hơi gây khó chịu cho bé nhưng nó không làm bé đau đớn không nguôi - mà đó chính là nguyên nhân bé quấy khóc không nguôi.

6 cách giảm đầy hơi cho bé sơ sinh



Những mẹo dưới đây có thể khiến bạn giảm lượng hơi ứ đọng trong ruột bé và giảm khó chịu cho bé cưng:

- Cho bé bú đúng tư thế. Khi bạn cho con bú, hãy luôn giữ cho đầu bé ở cao hơn so với dạ dày. Bằng cách này, sữa sẽ trôi xuống đáy dạ dày, còn khí thừa sẽ nằm ở trên và dễ dàng để ợ ra hơn. Bình sữa của bé cũng nên nâng cho hơi dốc (sao cho mực sữa luôn nằm trên lỗ núm vú) để bé không hút khi vào bụng trong khi bú.

- Thay dụng cụ cho bú. Nếu bạn đang cho bé bú bình, hãy chuyển sang dùng loại bình sữa có thiết kế núm vú chảy chậm hoặc có hệ thống lỗ và van kiểm soát lượng sữa giúp chống sặc cũng như ngăn bé nuốt hơi.

- Giúp bé ợ hơi. Có nhiều tư thế bạn có thể thử để giúp con ợ hơi. Vác lên vai, nằm sấp trên đùi, hoặc ngồi với tay đỡ sau lưng và đầu bé là vài cách trong số đó. Một trong những tư thế tốt nhất để giúp bé ợ là đặt bé nằm sấp trên cánh tay của bạn, bàn tay đỡ lấy cằm bé, dùng tay còn lại xoa hoặc vỗ nhẹ nhàng lên lưng bé. Nếu bạn đặt sức ép lên bụng bé, khí thừa sẽ được tống ra nhiều hơn và giúp bé dễ chịu hơn.

- Thêm thời gian. Khi bé có vẻ không thể ợ ngay sau bữa ăn, hãy đặt bé xuống và thử cho bé ợ lại sau 5-10 phút do khí thừa cần thời gian để tách ra lại khỏi sữa. Khi bạn đặt bé xuống, khí thừa trong dạ dày bé có thể nổi lên mặt và dễ dàng ợ ra.

- Giúp bé tống hơi bằng động tác đạp chân. Đặt bé nằm ngửa và nhẹ nhàng giúp bé đạp chân như thể đang đạp xe đạp. Cách này có thể giúp bé thoát hơi ra ngoài cơ thể.

- Cho bé nằm sấp. Giờ tập nằm sấp hàng ngày của bé, không phải ngay sau bữa bú, có thể giúp bé đẩy khí thừa ra ngoài tốt hơn. Bạn cũng có thể mát-xa bụng cho bé theo vòng tròn để giúp bé thoát khí.

Các phương thuốc trị đầy hơi không cần kê toa cho trẻ sơ sinh

Các loại thuốc chữa đầy hơi thông dụng không cần toa như simethicone hay thuốc đau bụng gripe-water tác dụng thế nào đối với trẻ sơ sinh?

Simethicone giảm hơi trong dạ dày của bé và ngăn ngừa hình thành các bao khí trong đường tiêu hoá. Để giảm ứ hơi, hãy cho bé uống sau bữa ăn và trước giờ đi ngủ. Nhưng hãy nhớ luôn hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp cho bé.

Thuốc chữa đau bụng gripe-water là loại thuốc không cần toa khác mà có lẽ bạn đã nghe nói đến. Đó là hỗn hợp của các loại thảo dược, chủ yếu là lá thì là và nước được cho là có tác dụng chống co thắt - giúp chữa đau bụng quặn. Thuốc gripe-water dùng để giảm đau bụng và đầy hơi.

Đầy hơi và chuyện ăn uống

Liệu những gì bé ăn có gây nên khí thừa không? Mặc dù không được khuyến khích, một số phụ huynh vẫn cho bé uống nước trái cây - vốn chứa sorbitol (chất cồn đường) mà bé không thể hấp thụ được.

Một số bé không dung nạp được lactose khiến bé cũng không thể dung nạp được lactose trong sữa. Nếu bé đang dùng sữa công thức, hãy nhờ bác sĩ nhi khoa hoặc dinh dưỡng của con bạn tư vấn để đổi sang một loại sữa chống dị ứng đạm sữa cho bé.

Bé có thể gặp vấn đề về tiêu hoá với một số thức ăn mà bạn ăn vào được truyền qua sữa mẹ. Các loại đậu (như đậu cô-ve, đậu Hà Lan và đậu lăng) và các loại rau họ cải (xúp lơ xanh, bông cải, bắp cải), các chế phẩm sữa, và thực phẩm chứa caffeine (như cà phê, trà, nước ngọt và sô-cô-la) là những thủ phạm phổ biến. Nhưng trước khi bạn đổi chế độ ăn uống hoặc loại bỏ một loại thức ăn nào đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để bạn và cả bé không bị thiếu chất.



Cần phải theo dõi điều gì khi bé bị đầy hơi?

Đầy bụng ở trẻ đôi khi là dấu hiệu của một vấn đề tiêu hoá. Chẳng hạn, trào ngược dạ dày - thực quản không phải lúc nào cũng biểu hiện bằng nôn trớ, nên đôi khi nó bị nhầm lẫn là bé chỉ bị đầy hơi . Dưới đây là 3 cách để bạn có thể kiểm tra những vấn đề nghiêm trọng hơn ở con mình:

- Xem chất phân của bé. Nếu bé bị táo bón hay tiêu chảy, đó có thể là dấu hiệu chỉ dẫn của các vấn đề về dạ dày và ruột. Dấu hiệu có thể là phân bé thay đổi về độ lỏng - rắn hoặc mẫu phân, tất cả đều có thể báo hiệu là bé gặp vấn đề về tiêu hoá.

- Ghi nhận cảm xúc chung của bé. Nếu bé có vẻ hài lòng trong hầu hết thời gian, nhìn chung là không có gì bất ổn với bé. Nhưng nếu bé bỏ bú hoặc khó ngủ, và bạn không thể trấn an bé, đó có thể là vấn đề nghiêm trọng hơn.

- Để ý những triệu chứng khác. Các triệu chứng như sốt hoặc có máu lẫn trong phân cũng cảnh báo những vấn đề khác ngoài đầy bụng đơn thuần.

Hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa nếu bé của bạn biểu hiện bất cứ triệu chứng nào nêu trên. Dù vậy, thường thì bé sẽ ổn và không có vấn đề gì phải lo lắng. Phụ huynh vẫn thường căng thẳng vì hiện tượng này quá mức so với tình trạng thực tế của bé.

Webtretho (lược dịch) / Theo WebMD

Dấu hiệu trẻ bệnh: Không cứu nhanh mất con

Trong quá trình chăm sóc các bé yêu, có rất nhiều dấu hiệu, triệu chứng biểu hiện bất thường có thể xảy ra ở bé, nếu mẹ lơ là không để ý và không có biện pháp xử lý kịp thời, đúng cách có thể dẫn đến các tình huống nguy hiểm mà chúng ta không thể lường trước được.

Trước các triệu chứng và dấu hiệu dưới đây của trẻ, các mẹ chớ nên xem thường. Trẻ có khỏe mạnh hay không là do sự chăm sóc yêu thương từ cha mẹ, chính vì thế trẻ sơ sinh cần có một sự chăm sóc đặc biệt để trẻ có thể lớn khỏe mạnh.



1. Có dấu hiệu lạ ở môi

Nếu môi và lưỡi của trẻ đột nhiên sưng, thì đây có thể là một dấu hiệu của sốc phản vệ; một phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Nếu sưng kèm theo nôn mửa hoặc ngứa, mẹ cần phải gọi cấp cứu ngay lập tức. Những triệu chứng này thường khiến cho cổ họng bị sưng và ảnh hưởng nhiều đến đường thở của trẻ.

Bên cạnh đó, khi thấy trẻ có những dấu hiệu môi tím tái, xanh, hoặc trong lưỡi có màng nhầy, kèm màu xanh là dấu hiệu cơ thể thiếu oxy hay còn gọi là chứng da xanh. Tình huống này rất nhiều bố mẹ chủ quan và suy nghĩ đơn giản nên dễ dẫn đến những tình huống nguy hiểm.

Ở trẻ em, nó có thể là một triệu chứng của bệnh đường hô hấp và là nguyên nhân gây ho, khàn tiếng. Ở người lớn, đôi môi tím tái thường là một triệu chứng khi tim đang gặp khó khăn để bơm máu giàu oxy đi khắp cơ thể. Triệu chứng này thường thấy ở những người bị suy tim mãn tính.

Cách thức xử lý: Khi bé có hiện tượng này, cần gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Đảm bảo cho bé được thoáng khí, dễ thở, tránh mặc cho bé quá nhiều áo quần hay cuôn bé quá chặt sẽ khiến bệnh càng thêm trầm trọng.

2. Khó thở



Trẻ sơ sinh thường thở nhanh hơn người lớn và có nhịp thở không đều, thậm chí thấy rút lõm ngực nhẹ do lồng ngực mềm. Bình thường nhịp thở của bé dao động từ 20-40 nhịp một phút và thỉnh thoảng khi vừa mới thức dậy, nhịp thở của bé sẽ tăng nhanh hơn một chút. Nếu trường hợp trẻ thở nhanh, khó thở, lồng ngực rung lên, thở bằng mũi thì rất có thể trẻ gặp vấn đề về đường hô hấp, mà cụ thể là chứng suy hô hấp hay khó thở thanh quản. Hầu hết trẻ bị khó thở thanh quản đều có những dấu hiệu như hít thở khó, thở chậm, nghe có tiếng rít thanh quản khi thở, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp nhất là tình trạng lõm ức và rút lõm lồng ngực.

Cách thức xử lý: Các mẹ nên cho trẻ bú đều, uống đầy đủ nước. Nếu trẻ đang bị khó thở và kèm theo môi, miệng, mặt tím tái hoặc xanh nhạt, cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

3. Đau bụng

Dấu hiệu trẻ bị đau bụng là dấu hiệu tương đối phổ biến, tùy theo biểu hiện và độ tuổi của trẻ mà nó là triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau

Trẻ lớn xuất hiện đau bụng phía dưới, bên phải hoặc đột nhiên đau quặn bụng... thì các bà mẹ hãy bảo trẻ thử nhảy lên xuống, nếu thấy đau hơn khi làm vậy thì đó có thể là dấu hiệu đau ruột thừa. Đau do viêm ruột thừa có thể bắt đầu xung quanh rốn và di chuyển về bên phải. Với viêm ruột thừa, dấu hiệu nhận biết là  tiêu chảy, sau đó đau bụng, nôn, đau đớn, sốt. Khi mẹ nhận thấy những dấu hiệu này của con thì cần cho đi khám ngay lập tức để kịp thời chữa trị.

Nếu trẻ nhỏ bị đau bụng thất thường, lúc thì quặn thắt lúc lại đó có thể là dấu hiệu của chứng lồng ruột - một loại rối loạn nghiêm trọng ở trẻ nhỏ khi các đoạn ruột bị vướng vào nhau. Cơn đau sẽ thường xuất hiện khoảng 20 đến 60 phút, có thể dẫn đến nôn mửa, sốt, đi ngoài ra máu. Khi con quá đau, mẹ hãy gọi cho bác sĩ hoặc đưa con thẳng đến bệnh viện.

Cách thức xử lý: các mẹ thử thay đổi thức ăn hằng ngày cho con, và trong trường hợp trẻ bị đau quá thì ngay lập tức phải đưa đến bệnh viện để nhờ các bác sĩ can thiệp.

4. Sốt cao trên 38 độ C

Trẻ em với hệ miễn dịch, sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị sốt cao do nhiễm trùng vi rút, vi khuẩn, thời tiết thay đổi, mọc răng,…

Nếu bé dưới 2 tháng tuổi bị sốt cao, có thể bé bị cảm sốt (chỉ có dấu hiệu sót và cơ thể mệt mỏi) hay viêm màng não, viêm não do mô cầu (kèm theo xuất hiện các ban giống như vết bầm tím hoặc đốm nhỏ hình sao). Mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt vì bệnh viêm màng não và viêm não do mô cầu rất nguy hiểm đến tính mạng, diễn biến nhanh và nặng.

Còn khi trẻ đã trên 2 tuổi, sốt là bệnh lý phổ biến nên bạn không cần quá lo lắng nếu thấy bé không mất nước và không có biểu hiện bất thường.

Cách thức xử lý: Nên chữa trị càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Bởi sốt cao trên 38 độ C là dấu hiệu ban đầu của nhiều loại bệnh. Bố mẹ không được tự ý mua thuốc về cho trẻ uống khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Khi bé không có chiều hướng giảm hoặc kéo dài nhiều hơn 5 ngày thì các mẹ cần đưa bé đến bệnh viện.

5. Bị choáng và ngất xỉu bất thường

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ bị choáng và dễ bị ngất như quá mệt mỏi, học hành căng thẳng, do quá đói,… Nhưng trẻ bỗng nhiên choáng rồi ngất xỉu không rõ nguyên nhân, cha mẹ không nên chủ quan, hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Bởi các trường hợp bị ngất không rõ nguyên nhân có tỉ suất tử vong sau 1 năm là 6% và tần suất đột tử là 4%, còn  những bệnh nhân bị ngất do nguyên nhân tim thì có tỉ suất tử vong sau 1 năm là từ 18 -33% và tần suất đột tử là 24%.

Cách thức xử lý: Nếu trẻ đã ngất, để trẻ ở tư thế nằm ngửa và kiểm tra hơi thở. Nếu bé đã ngưng thở thì cần phải thực hiện các bước sơ cứu đơn giản như: nâng chân trẻ lên từ 20 – 30 cm để tăng lượng máu lên não; Nới lỏng quần áo; Gọi cấp cứu nếu trẻ vẫn bất tỉnh hơn 1 phút bởi khi trẻ xỉu dài trong vài phút hơi thở ngắn, nhịp tim yếu, co giật hoặc lên cơn tai biến.

Các mẹ lưu ý: Nếu trẻ ngất xỉu và tỉnh lại sau vài phút mẹ cũng nên đưa trẻ đến bác sỹ để kiểm tra.

6. Trẻ bị mất nước

Theo các chuyên gia nhi khoa, cách để nhận biết xem trẻ sơ sinh có khỏe mạnh hay không là quan sát số lượt thay tã một ngày của bé. Số lần thay tã cho bé trong ngày là một chỉ số rất tốt để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé cưng. Nếu trẻ không cần thay tã thường xuyên, điều đó có thể báo hiệu một vấn đề bất ổn nào đó. Khi bé yêu chưa đầy một tháng tuổi, mỗi ngày bé sẽ làm ướt từ 6 miếng tã trở lên và đi tiểu 3 - 4 lần. Không có gì là bất thường khi cha mẹ của trẻ sơ sinh phải thay tã cho bé ít nhất 10 lần trong ngày ở giai đoạn đầu đời.

Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ không ướt tã, có nhiều bà mẹ cho rằng trẻ khỏe mạnh nhưng đây chính là hiện tượng thiếu nước, khát, mất nước của cơ thể. Khi trẻ bị mất nước thường có dấu hiệu  môi khô, khô miệng, mắt trũng, thờ ơ, đờ đẫn thiếu tập trung.

Cách thức xử lý: Các bác sĩ khuyên nên cho trẻ bú bình thường, bổ sung thêm chất điện giải, không nên cho trẻ uống nước thường vì lúc này nước thường có thể làm giảm hàm lương natri. Nếu mất nước nhiều thì mẹ cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.



7. “Sản phẩm” của con có màu lạ

Một cách khác để phán đoán sức khỏe của trẻ đó chính là phương pháp quan sát “sản phẩm” của con. Nếu nhận thấy “sản phẩm” của bé có màu lạ so với bình thường thì các mẹ cần phải cảnh giác. Nếu màu trắng hoặc không màu, mẹ nên để ý vì có lẽ chức năng gan hoặc ống dẫn mật của bé gặp một số vấn đề. Còn nếu “sản phẩm” có màu xanh lá thì chắc chắn bé đang gặp vấn đề rối loạn tiêu hóa. Nghiêm trọng hơn, nếu bé đi tiêu có kèm máu và có hiện tượng nôn ói, mẹ phải đưa bé đến bác sĩ ngay.

 “Sản phẩm” có máu: Nếu phát hiện trong “bô” của trẻ có máu thì mẹ hãy cẩn thận. Trẻ có thể bị chảy máu do nhiều nguyên nhân như rách hậu môn khi trẻ cố rặn đi ngoài; pô líp trực tràng; hoặc có thể trẻ bị chảy máu ở một bộ phận nào đó ở đường tiêu hóa. Trong bất kỳ trường hợp nào, khi thấy phân của trẻ có máu hoặc nghi ngờ có máu, mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay.

“Sản phẩm” màu nâu nhạt, vón hạt thường do trẻ uống quá ít nước hoặc trời nóng, hoặc trong chế độ ăn ít tinh bột và chất xơ. Nếu phân trắng xám hoặc màu trắng trơn như sữa vón cục thì có thể đường tiêu hoá trẻ không tốt.

“Sản phẩm” có màu đen: Nó có thể ám chỉ hiện tượng chảy máu ở phần phía trên hệ thống dạ dày - ruột và có khả năng khởi phát từ một khối u hoặc chỗ loét.

“Sản phẩm” có màu trắng: Khi chất đại tiện có màu trắng, nó được xác định là hậu quả của việc thiếu mật tiết ra. Hiện tượng bất thường này có thể do sự tắc nghẽn ống mật

Cách thức xử lý: các trường hợp do rối loạn hệ tiêu hóa thì mẹ cần kiểm tra lại chế độ ăn của bé; còn các hiện tượng nghiêm trọng hơn thì cần đưa con đến bệnh viện kiểm tra.

8. Xuất hiện nốt ruồi mới hoặc thay đổi so với ban đầu

Mẹ nên ghi nhớ vị trí của các nốt ruồi trên cơ thể của con từ khi con mới được sinh ra, bởi vì những nổt ruồi này có nguy cơ cao trở thành ác tính. Hãy để ý các nốt ruồi trên cơ thế của con 1 tháng một lần vào lúc tắm.

Cách thức xử lý: Hãy gọi cho bác sĩ nếu phát hiện ra các dấu hiệu bất thường như: thay đổi kích thước, hình dạng, thay đổi màu sắc… Tất cả những dấu hiệu này đều tiềm tàng khả năng của một bệnh ung thư da.