Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Những lưu ý quan trọng khi bắt đầu cho bé ăn dặm

1. Các mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào?

Đối với hầu hết các bé, các mẹ có thể bắt đầu với những thức ăn đã được xay nhuyễn. Trong khi cách truyền thống để bắt đầu cho bé ăn dặm là sử dụng ngũ cốc của 1 loại duy nhất, và không có một bằng chứng y học nào cho rằng việc bắt đầu cho bé ăn dặm với một cốc thức nào đó là tốt cho bé. Các mẹ có thể bắt đầu với một số loại thức ăn như sau: khoai lang, bí, táo, chuối...




Đầu tiên, các mẹ hãy sử dụng bình để bé ti và làm quen dần với thực phẩm ăn dặm. Sau đó, các mẹ cho bé ăn dần 1 đến 2 muỗi thức ăn dặm. Nếu các mẹ muốn bắt đầu bằng ngũ cốc, thì các mẹ nên trộn ngũ cốc với sữa để tạo ra sự hỗn hợp chất lỏng giúp bé dễ dàng tiêu hóa hơn. Các mẹ nên sử dụng thìa nhựa, mềm khi cho bé ăn để tránh trường hợp làm tổn thương nướu răng của bé. Và chỉ nên bắt đầu với lượng thức ăn nhỏ trên mũi thìa.

Nếu bé tỏ ra không chịu ăn bằng thìa, các mẹ nên để bé ngửi và nếm thức ăn hoặc có thể chờ bé nhận thức thêm về việc ăn dặm. Các mẹ không nên phụ thuộc nhiều vào việc cho thêm ngũ cốc vào bình để cho bé ăn, nếu làm như vậy bé sẽ không nhận thấy sự kết nối giữa việc thức ăn là phải ngồi ăn và được ăn bằng thìa.

Trong những ngày đầu, các mẹ nên cho bé ăn dặm 1 lần một ngày, vào bất cứ thời điểm nào mà bạn thấy thuận tiện nhất cho bé; và chú ý là không nên cho ăn vào lúc bé mệt. Bé có thể không ăn nhiều lúc đầu, vì vậy hãy cho bé thời gian để làm quen với việc ăn dặm. Một số bé còn phải làm quen với việc giữ thức ăn trong miệng và nuốt.

Ngay sau khi bé đã làm quen với việc ăn dặm lần đầu, bé sẽ dễ dàng cho những lần tiếp theo và bắt đầu ăn những loại thức ăn mới. Nếu bé đang sử dụng những loại ngũ cốc, thì các mẹ có thể giảm dần lượng chất lỏng trong ngũ cốc. Vì lượng thức ăn cho bé sẽ tăng lên, do đó mà các mẹ có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm khác vào.

2. Dấu hiệu để các mẹ nhận thấy bé đã ăn đủ no?

Dấu hiệu thèm ăn của bé sẽ thay đổi từ lần cho ăn này đến lần cho ăn khác, đó đo việc căn cứ vào số lượng thức ăn không phải là cách để các mẹ biết được bé đã ăn đủ no hay chưa? Khi cho bé ăn mà các mẹ quan sát thấy bé có dấu hiệu ngả lung ra sau, từ chối há miệng để ăn tiếp, thì khi đó khả năng bé đã ăn no. (Lưu ý: Thi thoảng bé sẽ không mở miệng vì trong miệng bé vẫn còn thức ăn, vì vậy các mẹ nên cho bé thời gian để nuốt thức ăn)

3. Trong thời kỳ ăn dặm, bé có cần thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức nữa hay không?

Trong thời gian này, bé vẫn cần bổ sung thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức. Thức ăn dặm không thể thay thế tất cả các dinh dưỡng mà sữa mẹ hoặc sữa công thức cung cấp.

4. Các mẹ nên cho bé ăn thức ăn mới như thế nào?

Các mẹ nên cho bé ăn loại thức ăn mới một cách từ từ, nên cho bé ăn 1 loại thức ăn trong một thời điểm, và chờ ít nhất 3 ngày thì mới đổi thức ăn mới cho bé. Bằng cách này, các mẹ sẽ kiểm soát được loại thức ăn nếu bé có dấu hiệu dị ứng với loại thức ăn đó (một vài dấu hiệu về dị ứng như: tiêu chảy, nôn mửa, mặt sưng, thở khò khè…). Đối với những gia đình có tiền sử chứng dị ứng nào đó, thì rất có thể bé sẽ phát triển tật dị ứng đó trong quá trình này, các mẹ nên chờ ít nhất 1 tuần mới thay đổi thức ăn cho bé.




Ngoài ra, các mẹ có thể tìm đến sự tư vấn của bác sĩ về vấn đề lựa chọn loại thức ăn dặm, khi nào cho bé ăn. Mặc dù, việc tạo cho bé thói quen ăn nhiều loại thức ăn khác nhau là điều rất tốt; nhưng các mẹ cũng cần lưu ý là phải cho bé thời gian để trải nghiệm những mùi vị mới. Mỗi bé sẽ có sở thích thức ăn riêng, nhưng quá trình thay đổi hâu hết sẽ bao gồm những bước sau:

  • Từ loại thức ăn xay nhuyễn, hoặc một phần chất lỏng
  • Thức ăn xay nhuyễn một phần, giảm bớt chất lỏng
  • Thức ăn to dần, có thể gồm những miếng nhỏ

Nếu bé chuyển từ ăn ngũ cốc sang ăn loại thức ăn khác, thì các mẹ nên cho bé bắt đầu bằng cách kết hợp thìa rau xanh  hoặc hoa quả  trong bữa ăn như ăn ngũ cốc. Tất cả các thứ ăn phải là đồ ăn mềm, trong giai đoạn này bé chỉ biêt đẩy thức ăn vào miệng và nuốt.

Nếu các mẹ đang cho bé ăn bằng những loại bình thức ăn sẵn cho bé, thì các mẹ nên cho thức ăn ra đĩa, sau đó dùng thìa để cho bé ăn từ đĩa. Nếu các mẹ sử dụng thìa cho bé ăn trực tiếp từ hộp thức ă, thì các mẹ sẽ không thể tiết kiệm được số thức ăn dư thừa (nếu bé sử dụng không hết). Các mẹ cũng nên bỏ đi nhưng hộp thức ăn sau khi đã bóc mở từ 1 đến 2 ngày.




Một số bà mẹ cho rằng nên bắt đầu cho bé ăn dặm với loại thức ăn rau xanh thay vì sử dụng những loại hoa quả, bời vì họ nghĩ rằng bé sơ sinh sẽ không phát triển một vị giác ngọt. Nhưng thực tế, các bé được sinh ra với bản năng ưa ngọt hơn, vì vậy các mẹ cũng không nên quá lo lắng về việc chọn loại thức ăn để cho bé bắt đầu tập ăn dặm. Và cũng không nên bỏ đi những loại thức ăn nào cho bé chỉ đơn giản là bạn không thích nó.

Nếu lúc đầu bé từ chối một loại thức ăn nào đó, các mẹ cũng không nên vội từ bỏ việc cho bé tiếp tục ăn loại thức ăn đó. Hãy thức lại sau 1 tuần hoặc lâu hơn. Có thể lúc đầu bé không thích đồ ngọt, nhưng sau đó bé có thể thay đổi và thích vị ngọt.

Các mẹ cũng không nên ngạc nhiên về phân của bé có bị đổi màu, hay thay đổi mùi khi các mẹ bổ sung thêm đồ ăn dặm cho bé. Nếu bé cai sữa mẹ hoàn toàn ở thời điểm này, các mẹ sẽ nhận thấy sự thay đổi lớn trong mùi phân của bé.

Đây là điều hết sức bình thường, nếu các mẹ thấy phân của bé quá rắn (có thể do thức ăn là ngũ cốc gạo, chuối...), thì có thể chuyển sang thức ăn khác cho bé (như hoa quả, rau xanh…)

Trong giai đoạn ăn dặm này, các mẹ cũng nên bắt đầu bổ sung thêm nước cho bé. Các mẹ nên cho bổ sung từ 57 gram đến 113 gram nước mỗi ngày cho bé.

5. Bé nên được ăn dặm bao nhiêu lần trong ngày?

Lúc đầu bé sẽ ăn thức ăn dặm 1 lần/ngày. Trong vòng khoảng 6 đến 7 tháng, tần suất sẽ là 2 bữa/ngày. Đến khoảng 8 tháng, bé sẽ ăn 3 lần/ngày.  Thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé trong tháng thứ 8 sẽ bao gồm:

  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức nhắm tằng cường chất sắt 
  • Ngũ cốc tăng cường chất sắt
  • Rau củ quả xanh, tươi
  • Hoa quả tươi
  • Một số thức phẩm có chưa protein như thịt,…


6. Dụng cụ cần thiết trong quá trình cho bé tập ăn dặm

  • Ghế ăn cho bé
  • Thìa nhựa, để tránh làm tổn thương nướu răng bé trong khi cho ăn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét